Tất cả chuyên gia y tế đều khuyên bạn nên cho con bú ít nhất 6 tháng sau khi sinh. Vì vậy, lượng sữa của bạn đột nhiên giảm có thể gây ra nhiều vấn đề cho em bé. Em bé sẽ bị đói nếu lượng sữa của bạn không đủ. Cùng chuyên gia Bibo Care tìm hiểu 10 nguyên nhân sữa mẹ ít dần trong bài viết sau!
Thiếu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng sau sinh là rất quan trọng. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể mẹ hồi phục sau quá trình sinh sản, tăng lượng sữa tiết ra. Bên cạnh đó, dưỡng chất cũng được đưa vào sữa mẹ và nuôi dưỡng em bé. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như chân giò, cốm lợi sữa, chè vằng,… để sữa tiết ra nhiều và đều hơn.
Uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai chứa estrogen – một hormone gây trở ngại trong quá trình sản sinh và tiết sữa. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc tránh thai khi đang nuôi con. Thay vào đó, cha mẹ nên thử các phương tiện tránh thai khác như đặt vòng tránh thai hay dùng bao cao su.
Thiếu canxi
Thiếu canxi sẽ làm giảm chất lượng sữa của mẹ và gây hạ canxi máu, còi xương ở trẻ. Không bổ sung đầy đủ canxi cũng khiến mẹ bị loãng xương, thoái hóa xương khớp sớm. Mẹ có thể bổ sung thêm viên uống canxi theo tư vấn của y bác sĩ và chuyên gia sản khoa.
Cho con bú thất thường
Cho con bú thất thường là một nguyên nhân gây giảm tiết sữa mẹ. Bạn cần duy trì cho bé ăn đều đặn cách 2 giờ một lần khi bé vẫn trong thời kỳ bú sữa mẹ hoàn toàn. Cần cố gắng duy trì một lịch cho con bú thường xuyên và điều độ để cơ thể quen với việc điều tiết sữa.
Ngừng cho con bú một cách bất thường
Nếu bạn không thể cho con bú trong một vài ngày do bệnh tật hoặc bị nhiễm trùng, thì sau đó nguồn cung cấp sữa mẹ có thể bị giảm đột ngột. Điều này là do tia sữa bị tắc mà không được thông hút, có thể gây đau đầu ti, lâu dần sẽ gây ra các bệnh về bầu ngực.
Viêm vú
Khi sữa mẹ bị đông lại và vón cục ở ngực, đó là dấu hiệu của bệnh viêm vú. Thông thường bệnh viêm vú xảy ra do bạn cho con bú không thường xuyên. Sữa không tiết ra được hoặc chỉ ra rất ít. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm vú do nhiễm trùng, cần phải ngừng cho con bú ngay lập tức. Điều này sẽ tránh truyền nhiễm các vi khuẩn gây bệnh cho bé.
Cho con bú không đúng cách
Đôi khi, cách mẹ cho con bú sai cũng là một nguyên nhân gây giảm tiết sữa. Nếu em bé không thể bám vào mẹ và bú đúng cách, tuyến vú sẽ không được kích thích để sản xuất đủ sữa. Đôi khi bé chỉ ngậm được đầu ti, phải dùng sức mút nhiều mới ra sữa khiến con lười bú, sữa cũng ít tiết ra. Lúc này, mẹ nên tìm hiểu tư thế phù hợp để cả mẹ và bé đều thấy thoải mái.
Căng thẳng tâm lý
Hậu sản là một giai đoạn nhạy cảm và dễ gây áp lực cho mẹ. Việc phải thích ứng với em bé và mất sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ thấy khó chịu. Những chướng ngại về tâm lý này sẽ khiến mẹ dễ mệt mỏi, buồn chán. Lâu dần tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến thể chất, khiến cả chất và lượng sữa đều giảm.
Bạn lại mang thai
Khi có thai một lần nữa trong khi đang cho con bú, cân bằng nội tiết tố của bạn bị xáo trộn. Điều này có thể khiến nguồn sữa của bạn bị cạn khô một cách nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần và ảnh hưởng đến cả 2 em bé.
Nguồn: VnExpress