Nhau thai bám thấp có gây sảy thai, sinh non?

Việc được chẩn đoán nhau thai bám thấp mặt sau khiến nhiều mẹ bầu lo lắng không yên. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay không? Cùng BiBo Mart tìm hiểu ngay nhé !

Nhau bám thấp là gì?

Không phải cứ ra huyết là dấu hiệu của nhau thai bám thấp. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra huyết khi đi vệ sinh, thai phụ cần báo ngay cho bác sĩ. Đặc biệt là ra huyết khi thai được 20 tuần tuổi trở lên.
Thông thường, nhau thai phải bám ở đáy tử cung (phía trên phần thân tử cung) nhưng ở đây một phần hay toàn thể bánh nhau lại bám thấp xuống vòng eo tử cung (cổ tử cung), che một phần lỗ tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ.
 
 

 

Nhau thai bám thấp
Nhau thai bám thấp

 

 

Nguyên nhân của tình trạng nhau thai bám thấp

Hiện tượng này thường do một số nguyên nhân như: Tử cung bị dị dạng, có sẹo mổ, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt. Nhiều người nghĩ nhau bám thấp là nhau tiền đạo. Thực ra, nó chỉ là một dạng của nhau tiền đạo.

Ngoài nhau thai bám thấp, nhau tiền đạo còn có các dạng: nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm. Tất cả những hiện tượng này đều gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
 

 

Nhau thai bám thấp có gây sảy thai, sinh non?
Nguyên nhân đẫn đến tình trạng này

 

 

Tuy nhiên nguyên nhân của tình trạng này chưa được xác định rõ. Có ý kiến cho rằng: Sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc vùng đáy tử cung bị giảm sút là nguyên nhân gây ra nhau tiền đạo nói chung. 
 

Những nguy cơ cho mẹ và thai nhi

Cổ tử cung được đóng lại suốt thai kỳ vào chỉ mở ra khi đến giai đoạn chuyển dạ. Trong trường hợp của nhau tiền đạo, khi cổ tử cung mở cũng là lúc bánh nhau bị lộ ra ngoài nên sẽ có hiện tượng chảy máu ồ ạt trước khi thai ra ngoài. Điều này sẽ gây choáng vì mất máu, thậm chí tử vong ở thai phụ. Vì vậy khi xác định nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
 
 
Ngoài ra, thai nhi trong trường hợp này dễ bị sảy hoặc có nguy cơ sinh thiếu tháng khá cao. Tỷ lệ được tính lên đến 40%. Do đó, tại bệnh viện, những thai phụ có nhau tiền đạo thường phải được theo dõi đặc biệt trước khi có cơn đau chuyển dạ.
 

> Cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm của thai nhi mẹ bầu cần đặc biệt chú ý

Bạn vẫn có thể mẹ tròn con vuông

Máu ra trong trường hợp nhau bám thấp thường có màu đỏ tươi, không kèm đau bụng. Tần suất lần sau sẽ nhiều hơn lần trước. Khi phát hiện những triệu chứng ấy, bạn hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa gần nhất để siêu âm xác định vị trí chính xác của nhau thai.
Tuy nhiên, nếu được xác định là nhau thai bám thấp bạn cũng đừng quá lo lắng. Theo thời gian, vị trí bám có thể thay đổi. Vì vậy, bạn nên siêu âm thêm vài lần để xem vị trí nhau thai có thay đổi hay không. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám ngay khi đau bụng hay ra huyết.
 

 

 

Nhau thai bám thấp có gây sảy thai, sinh non?
Mẹ vẫn có thể mẹ tròn con vuông

 

 

Khi xuất huyết do nhau bám thấp, thai phụ phải nghỉ ngơi tuyệt đối để chờ sự can thiệp của bác sĩ, lấy thai ra khi thai có đủ khả năng sống ngoài bụng mẹ.
Thai phụ nên đi khám thai định kỳ 1 lần/tháng, hạn chế các công việc nặng nhọc, đi lại nhiều và tránh quan hệ vợ chồng. Thai phụ cũng không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *