Những điều thú vị về thai nhi có thể mẹ chưa biết

Trên thực tế có rất nhiều những điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ mà không phải mẹ nào cũng biết. Theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển về khả năng thị giác, thính giác, khứu giác… Mỗ tuần thai, bé lại có những thay đổi mới để dần hoàn thiện hơn. Dưới đây là những điều đặc biệt nhất về thai nhi, mẹ hãy theo dõi nhé!

Sự phát triển của mắt và tai

Một trong số những điều thú vị về thai nhi mà có thể mẹ chưa biết, đó là sự phát triển của tai và mắt. Vào tuần thứ 8, mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Mặc dù lúc này thai nhi chỉ dài khoảng 2cm nhưng khuôn mặt của bé cũng dần phát triển nhanh chóng.
Những điều bất ngờ về thai nhi mẹ bầu có biết
Vào tuần thứ 8 thai kỳ, đôi mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành

Bộ phận sinh dục

Bộ phân sinh dục của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 9. Và các bác sĩ có thể xác định giới tính của bé từ lúc này nhờ vào phương pháp xét nghiệm NIPT. Còn nếu theo phương pháp siêu âm thông thường, thời điểm có thể biết giới tính của bé là vào tuần 12 của thai kỳ. 

Khi nào cơ thể bé hình thành đầy đủ?

Ở tuần 12, mặc dù mới chỉ dài khoảng 5cm từ đầu đến mông nhưng cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ. Ngón tay, ngón chân đã đầy đủ, và có cả móng. Khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên, các lớp da còn khá mỏng và hơi nhăn nheo. Lúc này, cơ thể bé được bảo vệ bởi một lớp lông tơ rất mỏng. 

Thân bé bằng nửa chiều dài khi sinh

Điều thú vị đặc biệt này rơi vào tuần thứ 20 thai kỳ. Khi đó chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé khoảng 18cm. Thai nhi cũng bắt đầu có những chuyển động mạnh trong bụng mẹ. Tất nhiên ở bên ngoài mẹ cũng dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này.
Ngoài ra, ở tuần thai này, qua hình ảnh siêu âm mẹ cũng có thể nhìn thấy lông mày hay móng tay của bé.

Khi nào bé nghe được âm thanh từ bên ngoài?

Một điều thú vị về thai nhi nữa, đó là bé có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Những tiếng ồn lớn có thể gây hại đến thính giác của thai nhi.
Theo các chuyên gia, vào khoảng tuần thứ 20-24, em bé sẽ nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó. Việc nghe nhiều tiếng ồn lớn, chẳng hạn như âm nhạc quá to có thể gây hại cho trẻ. Vậy nên phụ nữ mang thai nên giữ âm thanh dưới 115 decibel nếu muốn thính giác của con mình khỏe mạnh.
Những điều bất ngờ về thai nhi mẹ bầu có biết
Vào tuần thứ 20-24 thai kỳ, em bé có thể nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài và đáp lại

Thai nhi thở thế nào?

Vậy khi trong bụng mẹ, thai nhi có thở không? Đây là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Và câu trả lời là: Trong bụng mẹ, thai nhi vẫn thở. Mặc dù không hít thở oxy thông qua phổi nhưng bé vẫn thở bình thường nhờ sự trợ giúp của mẹ. Vào khoảng tuần thứ 27, chất lỏng sẽ tràn đầy trong phổi và khi chào đời, quá trình đi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ đẩy hết nước trong phổi ra để bé bắt đầu những nhịp thở đầu tiên.

Cảm nhận mùi vị

Trong số những điều thú vị về thai nhi, khó có thể bỏ qua khả năng cảm nhận mùi vị của thai nhi. Khả năng này được hình thành khi thai được 8 tuần. Đó là lúc vị giác của chúng bắt đầu hình thành.
Thai nhi hấp thu nước ối mỗi ngày. Đây là nguồn dinh dưỡng đến từ chế độ ăn của người mẹ. Những thứ như đường, axit amin, protein, muối và axit béo đều có trong chất lỏng mà em bé hấp thụ. Đây là lý do tại sao em bé đã hình thành sở thích ăn uống từ rất lâu, trước khi được sinh ra và bắt đầu ăn thức ăn đặc.

Thai nhi thích ngọt hơn đắng

Khi mẹ ăn bất cứ thực phẩm nào như tỏi, quế, gừng… thì hương vị của nước ối sẽ có mùi vị đó. Từ tuần 15 thai kỳ, em bé đã có những biểu hiện thích thú khi nước ối có vị ngọt và cau mày khi nước ối của mẹ có vị cay, đắng. Theo các nhà nghiên cứu, thai nhi có biểu hiện khuôn mặt khác nhau với từng thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Các chuyên gia cũng cho biết đây là cách tự nhiên để vị giác của bé phát triển. Việc cho bé thích nghi sớm sẽ giúp bé nhanh quen với các loại thực phẩm sau khi bé chào đời. 

Thai nhi có thể ngáp, khóc, cười và đi tiểu

 

Trong một số lần siêu âm, các bác sĩ nhận thấy rằng thai nhi há miệng giống như cách người ta ngáp. Hành động này có thể được nhận thấy ở tuần thứ 24 thai kỳ. Tuy nhiên đến tuần thứ ba mươi sáu, nó dường như hoàn toàn biến mất. 

Đặc biệt hơn, lần đầu tiên thai nhi ngáp, chúng cũng bắt đầu khóc. Chúng ta hoàn toàn không thể nghe thấy tiếng khóc của thai nhi. Tuy nhiên các cử động như rung cằm, di chuyển miệng và mở hàm đều là dấu hiệu của hành động này.

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, thai nhi bắt đầu đi tiểu trong bụng mẹ vào khoảng giữa tuần thứ chín và mười sáu. Khi lớn hơn một chút, chúng bắt đầu thải ra 500-700 ml nước tiểu mỗi ngày. 

Mắt thai nhi có mở không?

Ở khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, em bé dài khoảng 35-38cm tính từ đầu đến mông và 44-55cm tính từ đầu đến chân. Thời điểm này, mắt của bé sẽ mở mỗi khi bé thức giấc. Đầu của em bé thường sẽ quay xuống dưới hướng về cửa âm đạo để dễ dàng chào đời. Mẹ cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được những chuyện động mạnh mẽ từ chân, tay thai nhi.

Bé chào đời đúng ngày dự sinh?

Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh chào đời đúng ngày dự sinh. Số còn lại, các bé sẽ chào đời trong khoảng 2 tuần trước và sau ngày dự sinh. Thông thường, người ta dự tính 40 tuần thai là bé đủ ngày đủ tháng. Cân nặng của các bé khi chào đời nặng khoảng 2,5-3,5kg.

Sự kết nối giữa mẹ và bé

Dù em bé không có internet để kết nối với mẹ trong thai kỳ nhưng sự thực là các bé không cần đến chúng. Các bác sĩ cho biết, vào khoảng 10 tuần cuối thai kỳ, em bé rất tích cực lắng nghe để phân biệt được giọng nói của mẹ. Bé có thể chưa hiểu được những gì mẹ nói nhưng hoàn toàn có thể nhận diện, phân biệt được giọng nói của mẹ. Điều này giúp bé có thể nhận ra ngay được giọng nói của mẹ sau khi chào đời.
Trên đây là tổng hợp những điều thú vị về bé mà có thể nhiều mẹ bầu chưa biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu được phần nào về em bé để có thể theo dõi sự phát triển của con tốt hơn. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khoẻ của mẹ và bé, đừng quên theo dõi các bài viết tại Cẩm nang BiBo Mart mẹ nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *