Chăm con là một hành trình không hề dễ dàng đối với những người lần đầu làm mẹ. Sẽ có rất nhiều kiến thức và bài học cho mẹ bỏ túi để nuôi con đơn giản hơn. Bài viết dưới đây mà Bibo Mart chia sẻ sẽ giúp mẹ “dễ thở” hơn khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
Cho con bú khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé lúc này, mẹ không cần phải cho con ăn/uống thêm gì khác kể cả nước lọc. Bởi sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo, khoáng chất. Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp con lớn nhanh hơn. Đồng thời sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn và hấp thụ nhanh hơn sữa bò.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mẹ và bé, nếu cho bé bú không đúng cách có thể gây khó chịu cho cả hai mẹ con. Bé có thể quấy khóc vì không uống được hoặc uống rất ít sữa mẹ. Mẹ có thể bị căng sữa, đau rát đầu vú. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất sữa.
Mẹ nên cho con bú khi con có biểu hiện đói. Không nên ép bé bú khi con thực sự không muốn.
Một lưu ý quan trọng nữa là mẹ cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi bé bú. Dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú, có thể dùng vài giọt sữa mẹ để bôi trong trường hợp đầu ngực bị khô nẻ.
Xem thêm: 7 lời khuyên hữu ích để chăm sóc bé
Bế con đúng tư thế khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Xương của trẻ sơ sinh còn rất mềm và yếu. do đó khi bế con mẹ phải hết sức cẩn thận. Ôm bé vào lòng, đỡ đầu, lưng và mông của con. Mẹ cũng có thể vuốt ve, âu yếm để bé cảm nhận được sự ấm áp của mẹ.
Khi cho bé ngủ, mẹ nên chú ý giường phải bằng phẳng, nệm không quá mềm vì sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ. Tránh dùng gối cao cho bé.
Xem thêm: Mách mẹ cách bế bé sơ sinh chuẩn theo từng giai đoạn
Cho trẻ ngủ đúng tư thế
Ngủ đúng tư thế cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con. Nếu nằm sai cách, đầu và xương của con rất dễ bị ảnh hưởng như bẹp đầu, cong vẹo cột sống. Nằm đúng tư thế cũng mang lại cho bé giấc ngủ chất lượng và ngon hơn. Ngủ ngon giúp con có nhiều năng lượng, ăn ngon và phát triển nhanh hơn.
Nằm ngửa được xem là tư thế an toàn nhất. Khi nằm ngửa, lỗ mũi lưu thông không khí dễ dàng, thuận lợi cho đường hô hấp. Không chèn ép các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày đường ruột và bàng quang. Ngoài ra, mẹ nên trở dáng cho con thường xuyên lúc ngủ để tránh chứng đầu bẹp ở trẻ.
Vệ sinh rốn trẻ đúng cách
Một điều rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là vệ sinh rốn cho con. Thông thường, phải mất cả tuần, thậm chí đến gần cả tháng rốn của bé mới khô và rụng, do đó mẹ cần vệ sinh cẩn thận đề phòng nhiễm trùng, viêm rốn sẽ rất nguy hiểm.
Khi vệ sinh rốn cho con, mẹ lưu ý:
- Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô (có thể sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).
- Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường gì không (mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu…).
- Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng (lưu ý thay bông băng sau khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch.
- Sát trùng vùng quanh rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Khi quấn tã, mẹ nên tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Xem thêm: Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Tắm rửa cho con đúng cách
Mẹ nên dùng sữa tắm 2 trong 1 dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm sạch đầu và cơ thể con tiện lợi.
Một số lưu ý khi mẹ tắm cho trẻ sơ sinh:
- Bạn nên cho bé bú trước khi tắm 30 phút để bé không bị trớ
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tắm
- Nhiệt độ phòng ấm 28-30 độ C, đóng kín cửa khi tắm.
- Nhớ kiểm tra lại nhiệt độ nước nếu mát xa cho bé trước khi tắm.
- Làm ướt đầu trẻ. Thoa dầu gội đầu. Rửa sạch lại bằng nước và lau khô đầu cho bé.
- Cởi bỏ bỉm, bế bé xuống chậu nước và tắm cho bé. Lau từ từ các bộ phận có nếp nhăn như cổ, bẹn, đùi, nách, ngón tay, ngón chân, lưng, bụng.
- Tráng lại cho bé với những loại sữa tắm cần tráng.
- Dùng khăn bông mềm thấm nước tránh xây sát da trẻ.
- Mặc quần áo và đóng bỉm cho con
Xem thêm: Cách tắm chuẩn cho bé sơ sinh tại nhà
Thay bỉm tã khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Thay bỉm đúng cách sẽ giúp con dễ ăn và dễ ngủ. Vì trẻ tiếp xúc với phân và nước tiểu khi mặc bỉm. Điều này dẫn đến việc con dễ nhiễm khuẩn và nhiễm trùng, gây ra tình trạng hăm tã. Nếu mẹ không vệ sinh và thay tã thường xuyên sẽ khiến con ngứa ngáy và khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm da và kích ứng.
Một số lưu ý khi mẹ thay tã bỉm cho con:
- Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay bỉm cho bé.
- Nơi thay tã cần thoáng mát, nhiệt độ trong phòng từ 28 đến 29 0 C, tránh nơi có gió lùa.
- Thao tác thay nhanh để tránh nhiễm lạnh (trong mùa đông) nhưng cần đảm bảo sạch sẽ.
- Bé gái lau nhẹ nhàng, chú ý lau kỹ bộ phận sinh dục, hậu môn. Lau từ bộ phận sinh dục xuống dưới hậu môn, không lau ngược lại.
- Thay tã từ 8 đến 10 lần/ngày, không lau ngược từ dưới lên trên để giữ vệ sinh cho bé.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bỉm cho bé. Mẹ có thể chọn mua những thương hiệu bỉm tã uy tín, chính hãng như Huggies, Bobby, Moony, Merries,…
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Da của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và mỏng manh. chăm sóc da trẻ sẽ giúp da khỏe mạnh, tránh các vấn đề về da như viêm nhiễm và kích ứng. Đồng thời giữ cho da con luôn đủ độ ẩm, mềm mịn và không bị khô.
Một số lưu ý để chăm sóc da của trẻ sơ sinh
- Tắm cho bé hàng ngày để loại bỏ da chết hay bã nhờn, bụi bẩn. Sử dụng nước ấm và sữa tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh.
- Thay tã thường xuyên để tránh vi khuẩn và ngộ độc nhiễm trùng. Sử dụng một loại kem chống hăm tã phù hợp để giữ da của bé khô và mềm mịn.
- Massage nhẹ nhàng da bé sau khi tắm để giúp da con căng bóng và mịn màng.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da chuyên dành cho trẻ sơ sinh để cấp ẩm, giúp da trẻ luôn mềm mại và hồng hào.
- Trong trường hợp da bé có dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Trên đây là những bí quyết hay mà mẹ có thể tham khảo khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tại nhà. Chăm con là cả một quá trình nên mẹ đừng lo nhé, đã có Cẩm nang Mẹ&bé rồi. Mẹ yên tâm chăm con nhé!
Phòng Đào tạo và Tư vấn – Bibo Care