Vào phòng đẻ và những điều mẹ bầu cần biết

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Khi bước chân vào phòng đẻ, mẹ sẽ không có chồng hay người thân bên cạnh. Đa số trường hợp là mẹ sẽ đi một mình. Mẹ có biết điều gì đang chờ mình ở phòng đẻ không? Để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho ca sinh, mẹ cần biết những điều sẽ xảy ra trong phòng đẻ sau đây.

Ngoại trừ một số bệnh viện cho phép người thân được vào phòng đẻ để hỗ trợ và theo dõi quá trình sinh nở thì đa phần thai phụ sẽ phải “vượt cạn” một mình. “Hành trang” của mẹ lúc này chỉ có duy nhất chiếc điện thoại (để liên lạc khi cần), bỉm người lớn (để dùng và thay trong trường hợp bị rỉ ối) và một chai nước (để uống và bóp nát khi đau quá không chịu được).
Đối với những mẹ sinh con lần đầu, chắc chắn mẹ sẽ rất sợ hãi và lo lắng. Các bác sĩ và mẹ sẽ làm gì để bắt đầu quá trình sinh nhỉ ?

Đặt máy theo dõi tim thai

Những việc sẽ xảy ra khi mẹ vào phòng đẻ
Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt máy theo dõi tim thai cho mẹ
Sau khi vào phòng đẻ, mẹ sẽ được đặt máy theo dõi tim thai. Với máy này, các bác sỹ sẽ biết được những bất thường có thể xảy ra với thai nhi và kịp thời xử lý. Tùy từng trường hợp, mẹ cũng có thể được cho thở oxy nếu mẹ thấy khó thở.

Thử máu

Nếu trước khi sinh 6 tháng bạn đã từng thử máu, bạn sẽ không phải thử máu lần nữa. Nhưng nếu kết quả thử máu của bạn đã khá lâu, bạn sẽ được yêu cầu lấy máu xét nghiệm HIV lần nữa. Xét nghiệm này nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con. Các bác sĩ sẽ có cách xử lý kịp thời nếu xảy ra trường hợp xấu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tiêm tĩnh mạch

Các bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch cho mẹ để chống mất nước, giảm đau khi sinh và đỡ bị mất sức khi chuyển dạ.

Khởi phát chuyển dạ bằng bóc tách màng ối

Có một số mẹ phải kích thích chuyển dạ do không có cơn co chuyển dạ, do quá ngày dự sinh hoặc do các lý do đặc biệt khác. Trong trường hợp này, mẹ sẽ được các bác sĩ bóc tách màng ối. Phương pháp này nhằm kích thích sản xuất prostaglandin – hormone giúp cơn co chuyển dạ xuất hiện.

Thụt rửa

Mẹ sẽ làm gì khi vào phòng đẻ ?
Bác sĩ sẽ thụt rửa cho mẹ trước khi quá trình sinh bắt đầu
Để quá trình sinh nở được thuận tiện và đảm bảo vệ sinh, mẹ sẽ được thụt rửa hậu môn nhằm tống khứ tối đa lượng phân ra ngoài.
Ngoài ra, một lý do quan trọng hơn, đó là vì phân tích tụ nhiều sẽ cản trở đường ra của em bé. Vì thế thụt rửa trước khi sinh là rất cần thiết.

Vệ sinh vùng bikini

Mẹ cũng rất có thể được các bác sĩ, hộ sinh giúp đỡ trong việc “dọn dẹp” sạch sẽ vùng bikini. Đây là bước quan trọng để việc đỡ đẻ hoặc mổ đẻ được thuận tiện hơn. Nếu ngượng, mẹ có thể thực hiện thao tác này ở nhà trước khi đến bệnh viện nhé.

Khám trong

Hầu như các mẹ rất sợ khám trong. Đó là thủ thuật để bác sĩ đo độ dãn cổ tử cung. Bác sĩ sẽ đeo găng tay và dùng ngón tay đưa vào cửa mình của bạn để xem chừng cổ tử cung. Nếu bạn gồng mình, thao tác khám trong của bác sĩ sẽ khó hơn và dĩ nhiên bạn sẽ đau hơn. Trong mỗi lần sinh con, có thể bạn sẽ “được” khám trong cả chục lần có dư, từ lúc bạn bước vào phòng chờ cho đến khi bạn sinh con thành công. Và hầu như là các bà đẻ rất sợ thủ thuật khám trong này.

Bấm ối

Một số chị em được bác sĩ bấm ối, có lẽ để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Thường thì thao tác này sẽ được thực hiện khi bạn đã vào phòng sinh. Bấm ối khác với chọc ối. Chọc ối là để xét nghiệm dị tật thai nhi, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy ối xét nghiệm. Còn bấm ối là thủ thuật làm cho nước ối chảy ra trong quá trình sinh con.

Rạch tầng sinh môn

Những điều gì sẽ xảy ra khi mẹ bước vào phòng đẻ
Tuỳ vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn
Bác sĩ sẽ quan sát tình trạng đáy chậu của mẹ, từ đó quyết định có rạch tầng sinh môn hay không. Rạch tầng sinh môn là thủ thuật giúp em bé chui ra dễ dàng hơn, ít gặp biến chứng sinh nở.

Về phòng hậu phẫu

Chúc mừng bạn, cuộc vượt cạn của bạn đã thành công. Ban đã gặp thiên thần bé bỏng chưa? Bạn sẽ ở phòng hậu phẫu khoảng 4-6 tiếng, hoặc lâu hơn cho đến khi đã có phòng cho mẹ và con. Ở phòng hậu phẫu, bạn cứ nằm nghỉ ngơi, nếu đỡ mệt thì cho con bú nhé. Sữa non rất tốt cho con. Nhưng nếu quá kiệt sức, bạn hãy chỉ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi thôi. Em bé đã có người nhà lo rồi.
Lúc này người thân, bạn bè… có thể đến thăm bạn rồi. Nhưng vì cơ thể còn mệt, nếu trò chuyện nhiều, bạn sẽ dễ bị ho. Mỗi cơn ho là một cơn đau nên bạn hạn chế nói nhé. Nếu cần nghỉ ngơi, hãy giữ bí mật phòng sinh để bạn không bị làm phiền.
Đây là những việc chắc chắn sẽ xảy ra sau khi mẹ vào phòng đẻ. Các mẹ cố gắng hãy giữ bình tĩnh và làm theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé. BiBo Care chúc các mẹ “vượt cạn” thành công, an toàn và khoẻ mạnh. Chúc tất cả các mẹ “mẹ tròn, con vuông”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *