Những lợi ích tuyệt vời của nước mía mà mẹ chưa biết

Nước mía là loại nước uống giải khát vào mùa hè rất được yêu thích. Ngoài vị ngọt thanh hấp dẫn, loại nước này còn có những lợi ích vô cùng lớn mà có thể mẹ chưa biết. Hãy cùng Bibo Mart khám phá xem những lợi ích của nước mía là gì nhé!

 

Xem thêm: 6 món đồ uống tuyệt ngon giúp bé tự “say giấc nồng”

Lợi ích của nước mía

Trong nước mía chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu tốt cho sức khỏe. Trong đó bao gồm 70% đường tự nhiên, đạm, chất béo, vitamin C, B1, B6, B2… và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Không những thế, loại nước này còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kẽm, kali… Với lượng dinh dưỡng như vậy, nước mía có một số tác dụng như:

 

  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh: Cùng với đường, mía có chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt.
  • Thanh nhiệt và chống táo bón: Cơ thể bé sẽ giữ nước tốt hơn nếu uống một ly nước mía mỗi ngày. Nếu trẻ bị táo bón, lượng kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
  • Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của bé nếu mẹ cho bé uống nước mía mỗi ngày.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Kali trong nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày; đồng thời hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
  • Phòng bệnh tiểu đường cho bé: Lượng đường trong nước mía có chỉ số đường huyết thấp, ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.
  • Hỗ trợ xương và răng phát triển: Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn.
lợi ích của nước mía
Trong nước mía chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe của bé

Khi nào bé uống được nước mía?

Mẹ có thể cho bé uống nước mía khi bé được 7-8 tháng tuổi. Mỗi ngày bé có thể uống từ 30 – 50ml để giải khát và cung cấp vitamin cho cơ thể.

 

Có rất nhiều nơi bán nước mía ép. Tuy nhiên không phải địa điểm nào cũng làm nước mía đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ có thể tự tay ép nước cho con.

 

lợi ích của nước mía
Bé từ 7-8 tháng tuổi đã có thể uống nước mía

Xem thêm: Mách mẹ 5 thức uống giúp bé ngủ ngon, không còn khóc đêm

Các cách làm nước mía cho trẻ

Nước mía tươi:

Mía róc vỏ, cắt khúc ngắn và đem giã nát. Sau đó chắt lấy nước và lọc qua rây để loại bỏ cặn, bã mía. Nếu gia đình có điều kiện hơn, mẹ có thể mua máy ép nước mía để tự làm nước mía cho con. Máy ép nước mía sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức, vô cùng tiện lợi cho những ngày hè nóng nực.

Nước mía nấu:

Mía cắt khúc nhỏ, đem vào nồi luộc sôi. Để nguội, chắt lấy nước cho bé uống. Chỉ với vài bước đơn giản, mẹ đã có thể cung cấp cho bé một thức uống mát mẻ và sạch sẽ rồi.

 

Ngoài việc cho bé uống nước mía, mẹ có thể chế biến các món ăn dặm khác. Chẳng hạn như món cháo nước mía, nước mía hạt sen để tận dụng tối đa những lợi ích của nước mía.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *