Thay răng sữa là một cột mốc quan trọng trong quá trình lớn lên của bé. Khi bé thay răng, bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng của bé cẩn thận vì nó sẽ đảm bảo cho bé có một hàm răng khỏe mạnh sau này.
Bố mẹ cần nhắc nhở bé đánh răng thường xuyên khi thay răng sữa để đảm bảo bé có hàm răng chắc khỏe, bóng đẹp.
1. Bao giờ trẻ mọc răng?
Khoảng 6 tháng bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. (Ảnh minh họa)
Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong quá trình phá triển của bé. Thông thường bé sẽ mọc răng đầu tiên khi 6 tháng tuổi. Phần lớn bé mọc đủ 20 răng sữa với 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới khi đến sinh nhật 3 tuổi. Sau đó các răng sữa sẽ từ từ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tốc độ mọc răng và thay răng có thể thay đổi khác nhau ở từng bé.
2. Trình tự thay răng sữa
Một đứa trẻ có khoảng 20 răng sữa khi bé 3 tuổi. Thông thường bé sẽ bắt đầu thay răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tuổi. Thời gian thay răng sữa có thể thay đổi ở từng bé. Nếu bé thay răng sớm vì tai nạn hoặc sâu răng thì bố mẹ cần đưa bé đi khám nha sĩ. Vì khi răng sữa bé rụng sớm thì có thể răng vĩnh viễn cửa sẽ không có đủ chỗ để mọc lên.
Răng sữa có xu hướng bị thay theo trình tự mà chúng xuất hiện. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, thông thường hai răng cửa phía trước sẽ rụng đầu tiên.
– 6 đến 7 tuổi, trẻ em thường thay răng cửa giữa hàm dưới.
– 7 tuổi bé sẽ thay răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.
– 7 đến 8 tuổi bé sẽ thay răng cửa bên hàm dưới.
– 11 đến 12 tuổi bé sẽ thay răng cối 1 hàm trên.
– 9 đến 10 tuổi bé sẽ thay răng cối 1 hàm dưới.
– 10 đến 11 tuổi bé sẽ thay răng nanh hàm trên.
– 11 đến 12 tuổi bé sẽ thay răng nanh hàm dưới.
– 11 tuổi bé sẽ thay răng cối 2 hàm dưới.
– 12 tuổi bé sẽ thay răng cối 2 hàm trên.
3. Thay răng sữa ở trẻ cần lưu ý gì?
Để đảm bảo cho bé có hàm răng khỏe mạnh và đẹp đẽ bố mẹ cần lưu ý các điều sau khi bé thay răng sữa:
Bố mẹ cần giám sát bé đánh răng hàng ngày. (Ảnh minh họa)
– Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn
Bố mẹ nên theo dõi răng bé thường xuyên trong quá trình thay răng sữa. Như vậy bất cứ vấn đề bất thường nào như răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn… thì bố mẹ đều có thể kịp thời đưa bé đi nha khoa để chữa trị.
Trong thời gian bé thay răng các bậc phụ huynh cũng nên cho bé đi khám nha khoa thường xuyên để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
– Không nhổ răng sữa khi chúng chưa sẵn sàng rụng
Bố mẹ nên nhắc bé không tự ý nhổ răng sữa khi chúng chưa đến thời gian rụng. Việc nhổ răng sai thời điểm có thể khiến chân răng bị nhiễm trùng. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nhổ răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ để được giúp đỡ.
– Nhắc bé đánh răng mỗi ngày
Đánh răng hàng ngày là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt khi răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn thì bố mẹ càng cần theo dõi, nhắc nhở bé đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng.
Bố mẹ nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với tuổi của bé. Thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/ lần để giảm các vi khuẩn có hại. Thời gian đánh răng mỗi lần khoảng 2 – 3 phút. Sau khi đánh răng bé có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hàm răng được bảo vệ tốt hơn.
– Gặp nha sĩ thường xuyên
Bố mẹ nên cho bé đi khám nha sĩ ít nhất hai lần một năm để đảm bảo răng bé khỏe mạnh.
– Loại bỏ các thói quen xấu
Bố mẹ nên nhắc bé không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng răng cắn các vật cứng… khi thay răng. Các thói quen xấu kể trên rất có hại cho răng bé vì vậy cần phải được loại bỏ.