Những lý do khiến mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

Không phải tự nhiên mà các bác sĩ nhi khoa lại đưa ra lời khuyên chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé từ 6 tháng trở lên. Việc cho bé ăn dặm sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của bé. Trong bài viết sau, chuyên gia Bibo Care sẽ giải thích vì sao mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm và những ảnh hưởng mà có thể mẹ không ngờ đến. Mời mẹ đón đọc!

Không nên cho bé ăn dặm sớm
Có nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn nếu cho bé ăn dặm quá sớm

1. Ăn dặm sớm gây bệnh về đường ruột, tiêu hóa

Bé dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện; thế nên rất khó hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn đặc. Các vi khuẩn có ích sống trong hệ tiêu hóa cần một thời gian nhất định để phát triển. Những enzyme tiêu hóa phức tạp chỉ được sản xuất khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Cả vi khuẩn và enzyme đều là yếu tố cần thiết giúp chuyển hóa tinh bột, carbohydrates và chất béo; để từ đó có thể hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể.
Khi không thể xử lý thức ăn đã hấp thụ, bé sẽ dễ cáu kỉnh, hay “xì hơi” và bị táo bón. Việc cho bé ăn dặm quá sớm có thể gây ra các nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến rối loạn tiêu hoá; bệnh loét dạ dày; tiểu đường và béo phì…

2. Bé chưa kịp hoàn thiện thể chất để ăn dặm

Phải đến 6 tháng tuổi, bé mới phát triển đầy đủ về thể chất để sẵn sàng ăn thức ăn đặc. Lúc này, bé có thể ngồi vững vàng và đã bắt đầu mọc răng. Đây là 2 dấu hiệu đảm bảo cho quá trình ăn dặm của con diễn ra thuận lợi.
Bé sơ sinh thường có phản xạ đẩy lưỡi để phản đối bất kỳ vật nào dược đưa vào miệng. Phản xạ này giúp bé không bị nghẹt thở; nhưng cũng gây khó khăn rất nhiều cho việc ăn dặm. Một khi cơ thể bé đã đủ phát triển về mặt thể chất khi được 6 tháng tuổi; việc chuyển sang ăn thức ăn đặc sẽ dễ dàng hơn do bé đã dần hình thành các phản xạ nhai, nuốt. Điều này cũng làm giảm áp lực và sự khó chịu cho cả người chăm sóc lẫn chính các bé.

3. Ăn dặm quá sớm sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất

Khi bú sữa mẹ hoặc sữa bột, bé có thể duy trì đươc một lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và sắt ổn định trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ lại khó hấp thụ những dưỡng chất tương tự trong các loại thức ăn khác như ngũ cốc, thịt, trứng,… nếu ăn dặm quá sớm. Thay vì hấp thụ, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ; khiến bé tăng cân nhưng vẫn thiếu chất.

4. Lời khuyên cho mẹ khi cho bé ăn dặm

Mỗi em bé đều có cơ địa và quá trình phát triển khác nhau dựa trên di truyền, môi trường sống và dinh dưỡng. Do đó, thời điểm và phương pháp ăn dặm cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với từng bé. Đừng vì áp lực bên ngoài mà ép con ăn mẹ nhé; điều này có thể dẫn tới chứng chán ăn, sợ ăn đến tận khi con lớn.
Quyết định cho con ăn dặm sớm hay muộn đòi hỏi mẹ phải nắm rõ được tình trạng sức khoẻ và phát triển của con. Do đó, hãy cứ tự tin nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mẹ nhé. Nếu có những thắc mắc xoay quanh việc cho bé ăn dặm, mẹ nên tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm. Hy vọng những thông tin trên đây mà Bibo Mart cung cấp sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình nuôi con!
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *