Cơ thể của bé yêu hết sức nhạy cảm và yếu ớt; do đó cha mẹ cần hết sức quan tâm đến bé để kịp thời phát hiện những trạng thái bất thường của con. Trong bài viết dưới đây, Bibo Mart sẽ giới thiệu cho các mẹ bỉm sữa trẻ tuổi 10 vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh; đồng thời gợi ý những mẹo đơn giản để chăm sóc con nếu bé không may mắc phải các chứng bệnh này. Mời mẹ đón đọc!
1. Cháy nắng
Cháy nắng khiến những vùng da tiếp xúc trực tiếp dưới nắng bị bỏng, sưng đỏ và đau rát. Nếu bé bị cháy nắng, sau khi tắm rửa và lau khô người cho con, có thể bôi kem lô hội hoặc gel calendula lên những vùng da bị bỏng rát đề làm dịu vết thương. Những lần ra ngoài tiếp theo, mẹ nên chú ý đội mũ, mặc áo chống nắng; đồng thời tìm mua kem chống nắng phù hợp để bôi cho con.
2. Bầm tím
Bé có thể bị bầm tím do va đập hoặc bị ngã. Có thể dùng khăn bọc đá chườm lạnh ngay khi vết thâm vừa hình thành để tiêu sưng. Sau đó, mẹ nên dùng thuốc mỡ cây kim sa (arnica ointment) cho vùng da bị thâm tím ở bé.
3. Đau bụng
Những triệu chứng của đau bụng gây khó chịu và khiến bé quấy khóc nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Nếu bé đang bú mẹ, người mẹ nên tránh những thức ăn gây dị ứng phổ biến; ví dụ như trứng, hạt, cam, rượu, cafe, hành tỏi, dâu tây, súp lơ và những đồ ăn mà người trong gia đình có tiền sử dị ứng. Nên massage bụng để giúp bé dễ chịu; đồng thời thoa một chút dầu khuynh diệp để giữ ấm bụng cho bé.
4. Cảm lạnh
Cảm ljanh là một trong số những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Nếu bé bị nghẹt mũi, có thể cắt vài lát củ hành, bỏ vào một cái đĩa rồi đặt gần đầu giường của bé. Nếu bé bị chảy nước mũi, có thể bỏ một vài lát chanh vào trong nước tắm và để vài lát chanh lên một cái đĩa, gần đầu giường của bé.
5. Đau mắt
Sử dụng một túi bã trà (trà hoa cúc hoặc trà xanh) ấm chườm quanh mắt cho bé. Sử dụng riêng túi trà cho mỗi bên mắt. Có thể vệ sinh mắt hàng ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Nếu thấy mắt bé càng ngày càng đỏ, sưng tấy, chảy mủ, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế ngay.
6. Táo bón, khó tiêu
Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở bé để biết cách phòng tránh. Đôi khi việc tập ăn dặm có thể là nguyên nhân chính; do hệ tiêu hóa của con chưa đủ sức để tiêu hóa thức ăn quá thô. Ngoài ra, nên kiểm tra xem việc pha sữa bình có đủ nước không; cho bé ăn nhiều thức ăn giàu xơ như quả lê, quả mơ, nước mận ép pha loãng… Bạn cũng nên massage bụng nhẹ nhàng cho bé với tinh dầu olive.
7. “Cứt trâu” trên đỉnh đầu
Thực chất đây là tình trạng viêm da tiết bã; rất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Trên da đầu bé sẽ hình thành nhiều mảng bám sẫm màu, dân gian thường gọi là cứt trâu. Dùng tinh dầu olive, massage nhẹ nhàng trên toàn bộ da đầu cho bé rồi để qua đêm. Sau đó, gội lại với dầu gội đầu dành cho bé vào buổi sáng hôm sau và để “cứt trâu” tự rụng.
8. Hăm tã
Nên thay tã cho bé mỗi 2 tiếng đồng hồ một lần hoặc nhiều hơn, nếu cần. Với tã vải, cần giặt sạch và phơi khô. Dùng gel hoặc thuốc mỡ calendula (từ một loại hoa cúc) hoặc kem oxit kẽm để xoa dịu vết hăm. Nên tránh cam quýt, đồ ăn nhiều đường trong thực đơn của mẹ (với bé bú mẹ).
9. Mất ngủ
Mất ngủ thường không phổ biến cho đến khi bé bước vào tiểu học. Hãy cho bé uống sữa ấm (chứa nhiều tryptophan, có tác dụng an thần như trà hoa cúc). Ngoài ra, có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm của bé trước giờ đi ngủ.
10. Ngứa ngáy
Côn trùng đốt có thể gây ngứa nặng cho bé. Để làm dịu cơn ngứa, thử cho ít bột yến mạch (oatmeal) vào miếng vải muslin (thứ vải mỏng); buộc túm lại và chườm lên vết ngứa của con. Nếu bé ngứa là do bị công trùng cắn thì có thể trộn một giọt tinh dầu trà xanh với một giọt dầu olive bôi vào vết thương cho bé.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care