Những mũi tiêm quan trọng bố mẹ cần cho bé tiêm trước 6 tuổi

Tiêm phòng rất quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau đây là những mũi tiêm bố mẹ cần lưu ý cho con tiêm trước 6 tuổi để phòng bệnh. Cha mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng và nên tự mình kiểm tra, rà soát những mũi tiêm quan trọng sau của bé để bảo vệ sức khỏe cho con mình nhé.

 

 Viêm gan siêu vi B

Vaccine viêm gan B là loại vaccine giúp cơ thể con chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể. Sau khi tiêm, con có thể bị đau ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Nếu có những biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa con tới bệnh viện sớm.

Cần tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sớm ngay sau khi sinh 24h và phải đảm bảo tiêm đủ 4 liều trong 2 năm.

 

Viêm gan A

Virus viêm gan A có thể xâm nhập vào trẻ từ đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm. Bệnh sẽ gây tổn hại gan với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Vì thế khi con được 12 tháng tuổi trở lên, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.

 

Virus Rota (RV)

Virus Rota (RV) là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ. Do đó, mẹ nên cho con uống vaccin phòng virus Rota và phải được uống 2 liều trước 6 tháng tuổi. Khi cho con uống vaccine phòng virus Rota, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ.

 

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ em ở lứa tuổi từ 2 đến 6.

Tiêm chủng viêm não Nhật Bản với ba liều cơ bản: mũi đầu tiên lúc trẻ được hơn 12 tháng tuổi; mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần; mũi thứ ba tiêm sau mũi thứ hai một năm. Sau đó cứ ba – bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.

các mũi tiêm phòng cho bé

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Bại liệt, Hib

Đây là những bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong cho trẻ.Mẹ nên tuân thủ lịch tiêm phòng đều đặn cho bé

Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại 5 căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ cần được tiêm 3 liều cơ bản các độ tuổi 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi trước 24 tháng.

 

Vaccine phối hợp sởi, quai bị, rubella

Loại vaccine phối hợp sởi, quai bị, rubelle sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ); quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt, và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ).

Nếu trẻ tiêm loại 3 trong 1 này thì nên bắt đầu từ 12 tháng,còn nếu sử dụng sớm hơn cần có chỉ định từ Bác sĩ.

 

Bệnh thương hàn

Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng toàn thân, cấp tính, do vi khuẩn Salmonella typhim gây ra. Tên gọi chung là vắc-xin thương hàn tiêm với tên thương mại là Typhim Vi, có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm.

Nên tiêm cho trẻ trên 24 tháng tuổi và 3-5 năm thì tiêm nhắc lại cho đến khi trẻ tròn 15 tuổi.

 

Bệnh cúm (flu)

Các bà mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loại vaccine này cho con ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng và 1 năm thì tiêm nhắc lại một lần.

Khi tiêm, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết tiêm hoặc sốt nhẹ.

 

Ung thư cổ tử cung (chủng ngừa HPV)

Để bảo vệ trẻ em nữ khỏi các loại virus lây truyền qua đường tình dục gây ung thư cổ tử cung, bạn cần cho con tiêm vaccine HPV (Human papillomavirus).

Đây là loại vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung, được khuyến khích tiêm cho các em gái và phụ nữ ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vaccine này cần được tiêm 3 liều và lịch tiên chủng tùy từng loại vaccine cụ thể.

 

Thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm và thường bùng phát vào mùa xuân.Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như : viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Nếu tiêm khi trẻ 12 tháng – 12 tuổi tháng thì 4-6 năm sau tiêm 1 mũi nhắc lại.

Nếu tiêm khi trẻ >12 tuổi thì tiêm 2 liều cách nhau 4-6 tuần.

 

Viêm não mô cầu AC

Viêm màng não mô cầu có thể lây truyền khi dùng chung ly, cốc uống nước, sống cùng khu tập thể, nhà trường, mẫu giáo, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá… Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ chính là tiêm vắc-xin.

Vaccine viêm não mô cầu AC chỉ tiêm 1 liều dành cho trẻ 3-5 tuổi hoặc dành cho người lớn.

Thông tin được cung cấp bởi phòng khámVietlife

 

Lưu ý chăm sóc bé sau tiêm phòng

Sau khi tiêm về, mẹ không được chườm, đắp, hay bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm khi không có chỉ định của cán bộ y tế. Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm. Khi trẻ sốt, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái … mẹ thông báo ngay với bác sĩ hoặc đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, lúc này, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, ăn lỏng và dễ tiêu. Mẹ nên cho bé bú mẹ đầy đủ hoặc bổ sung thêm sữa công thức để tăng sức đề kháng.
Đừng vì thấy bé sốt mà không vệ sinh bé mẹ nhé. Mẹ vẫn nên vệ sinh cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Giữ ấm cho bé nhất là khi tắm và khi ngủ vào ban đêm, mẹ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *