Những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh có thể khiến mẹ bỉm bất ngờ

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Quá trình mang thai đem tới cho mẹ nhiều cảm xúc, đồng thời cũng lấy đi nhan sắc của mẹ. Không chỉ có cảm xúc, cơ thể mẹ sau sinh cũng sẽ có nhiều biến đổi bất ngờ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ bật mí cho mẹ biết về những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh. Mời mẹ đón đọc!

1. Bụng to như chưa hề sinh em bé

Khi trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành bào thai trong tử cung, tử cung chỉ có kích cỡ của một quả cam. Tuy nhiên, khi bào thai phát triển, tử cung sẽ dần to lên, tương đương một quả dưa hấu vào những ngày cuối thai kỳ. Bởi thế, sau khi sinh, tử cung cần thời gian co lại, hồi phục về hình dáng ban đầu.
Cùng với đó, cơ bụng cũng căng giãn ra khi em bé lớn lên trong bụng mẹ. Nhiều trường hợp sinh xong, cơ bụng mất đi khả năng đàn hồi, không thể trở về trạng thái cũ. Từ lúc này, mẹ sẽ phải sống chung với vòng 2 chảy xệ nếu không tập luyện thường xuyên.
Hiếm có trường hợp nào mẹ có thể thoát khỏi bộ áo rộng thùng thình chỉ sau vài tuần sau sinh. Mẹ nên thực hành một số bài tập thon gọn vòng 2; hoặc sử dụng gen bụng để có thể nhanh chóng lấy lại vòng eo thon gọn.

2. Không thể tiểu tiện bình thường

Không thể tiểu tiện bình thường, hay còn gọi là bí tiểu, là hiện tượng thường xảy ra đối với mẹ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn tiểu, căng tức, khó chịu nhưng lại không đi được. Nổi bật là do trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai xuống thấp đè vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo, gây ứ đọng nước tiểu. Do đó bàng quang bị ảnh hưởng, căng giãn hơn mức bình thường, cơ cổ bàng quang bị co thắt nên sản phụ không thể đi tiểu bình thường như trước.
Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là do bị rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh con. Các vết khâu rạch tầng sinh môn khiến sản phụ đau rát, không dám rặn tiểu hoặc sợ đi tiểu.

3. Cảm giác nóng rát khi đi tiểu

Trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, không tránh khỏi việc niệu đạo bị xước, rách. Khi sản phụ đi tiểu, nước tiểu tiếp xúc với niệu đạo gây cảm giác nóng rát, thậm chí đau buốt. Sau khi sinh, sản phụ nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, giảm cảm giác đau khi tiểu tiện.
Những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh có thể khiến mẹ bỉm bất ngờ
Mẹ sau sinh có thể bị mất cảm giác buồn tiểu hoặc thấy đau rát khi đi tiểu

4. Sản dịch ra nhiều

Sản dịch là dịch tiết ra từ âm đạo và tử cung trong thời kỳ hậu sản. Sau sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài và trở về kích thước ban đầu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, kéo dài trong khoảng 6 tuần kể từ ngày sinh.
Vài ngày đầu sau sinh, mẹ có thể vẫn phải đóng loại bỉm người lớn nếu sản dịch ra quá nhiều. Khi lượng sản dịch giảm ít đi, mẹ có thể thay thế bằng băng vệ sinh thông thường. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm bất động sau sinh để không bị tắc sản dịch. Bên cạnh đó, cần vệ sinh kỹ càng và thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng.

5. Các cơ đau nhức

Vượt cạn được ví như một “trận chiến ác liệt”, khi mà mẹ phải dùng hết năng lượng, sức lực của mình để giúp con chào đời. Cuộc chuyển dạ kéo dài trong 3 giờ đồng hồ. Thậm chí với những mẹ sinh con so, vượt cạn sẽ tốn nhiều sức lực tương đương với việc chạy bộ 32km. Vì thế sau sinh, sản phụ sẽ không tránh khỏi tình trạng bị đau nhức cơ. Mẹ có thể sử dụng các loại dầu massage để xoa bóp cơ thể và thư giãn toàn thân.

6. Vẫn phải chịu đựng những cơn co tử cung

Đừng nghĩ khi con chào đời, các cơn co tử cung sẽ dừng lại. Thực tế, sau sinh tử cung vẫn tiếp tục co thắt để đẩy sản dịch ra ngoài. Thậm chí các cơn co này còn dữ dội và mạnh hơn cơn co khi chuyển dạ.
Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, các cơn co cũng có cường độ mạnh hơn; bởi cơ thể sẽ tiết ra hormone oxytocin giúp tử cung co nhanh hơn. Các cơn co này sẽ khủng khiếp nhất trong vòng 48 giờ sau sinh. Dần dần cường độ cơn co sẽ giảm nhẹ và dễ chịu hơn.

7. Mắc bệnh trĩ

Mẹ có thể có vài búi trĩ sau sinh. Tình trạng này có thể là do mẹ rặn quá nhiều khi sinh, do táo bón kéo dài hoặc do thai nhi quá lớn, chèn ép vùng trực tràng và hậu môn. Nghe có vẻ kinh khủng nhưng các búi trĩ này sẽ tự biến mất sau vài tuần. Nếu quá đau, mẹ có thể tắm nước ấm để dễ chịu hơn.

8. Ngực đầy đặn và thường bị đau nhức

Ngay từ những tháng cuối thai kỳ, ngực của bạn đã “rục rịch” sản xuất sữa cho bé. Mẹ sẽ dễ nhận ra bầu ngực của mình ngày càng căng tròn, đầy đặn. Đây cũng là một trong những thay đổi của cơ thể mẹ sau sinh rất bình thường. Đôi khi, mẹ còn dở khóc dở cười vì ngực mình biến thành bên to, bên nhỏ khi bé chỉ bú một bên.

Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ gặp phải tình trạng viêm nhiễm nếu không biết chăm sóc cho bầu ngực sau sinh. Sữa về nhiều đôi khi sẽ khiến mẹ thấy căng tức. Bên cạnh đó, các tình trạng như nứt cổ gà, nứt đầu ti, tắc tia sữa,… cũng sẽ khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu.

>>> Xem thêm: Mẹo trị nứt cổ gà cực hay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *