Những sai lầm hết sức nghiêm trọng của các bà mẹ khi cho con bú

Các chuyên gia đều khuyên mẹ rằng cho con bú sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của bé nhưng không phải ai cũng trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết khi nuôi con bằng sữa mẹ, dẫn đến nhiều bà mẹ đã mắc phải các sai lầm gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ tham khảo bài viết để tránh những sai lầm gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé nhé!

1. Cho trẻ bú trong lúc tâm trạng buồn bực hoặc tức giận

 

Những sai lầm hết sức nghiêm trọng của các bà mẹ khi cho con bú

 
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Sữa được tiết ra trong khoảng thời gian đó không tốt cho trẻ bởi tác động của các hormone từ cơ thể mẹ tiết ra.

Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Bởi vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận.

2. Cho ăn trước khi cho bú

 

Những sai lầm hết sức nghiêm trọng của các bà mẹ khi cho con bú

Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm ti của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú.

3. Cho bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé. Đồng thời bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý thời gian cho con bú và lượng sữa thích hợp trẻ cần nạp để tránh gây phản tác dụng cho bé. Đọc thêm kiến thức về lượng sữa phù hợp cho bé mỗi ngày tại đây.

4. Cho con bú sai tư thế

Dạ dày của trẻ ở vị trí cân bằng, nếu mẹ nằm cho con bú, trẻ sẽ bị nôn sữa. Tư thế thích hợp nhất khi cho con bú là ngồi hoặc nửa ngồi, một chân gác lên ghế, ôm con vào lòng. Các bà mẹ cũng nhớ là phải kẹp hai ngón tay vào đầu vú để sữa chảy ra vừa đủ không làm bé bị sặc.

5. Cười đùa, nói chuyện khi cho con bú

 

Những sai lầm hết sức nghiêm trọng của các bà mẹ khi cho con bú

Khi đang bú nếu trẻ đùa nghịch và cười, thanh môn (cửa âm thanh) trong cổ họng mở ra, sửa trẻ có được khi bú sẽ chảy nhầm vào khí quản, nhẹ thì có thể bị sặc sữa, nặng thì có thể bị viêm phổi.

6. Cho bú ngay sau khi vừa tập thể dục, vận động mạnh.

Những sai lầm hết sức nghiêm trọng của các bà mẹ khi cho con bú

Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh a-xít lactic, có thể làm sữa dễ bị chua, ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Tốt nhất, nếu vừa vận động xong, mẹ nên vắt ra một ít sữa, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút để lượng a-xít lactic giảm rồi mới cho bé bú.

Mẹ có thể dùng máy hút sữa, trữ sữa trước khi phải tập thể dục hay vận động mạnh để có thể cho bé ti ngay khi cần. Tránh để tình trạng bé bị bỏ đói quá lâu.

7. Những lưu ý khi cho con bú

Cho bé bú ngay sau sinh. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Trẻ cần bú sữa non đó, không nên vắt bỏ sữa non. Sữa non màu hơi vàng đục, có rất nhiều kháng thể nhờ vậy giúp trẻ chống lại bệnh tật.

Cho bé bú theo nhu cầu, thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ.

Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa.

Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Lưu ý
Mặc dù biết sữa mẹ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng may mắn có được nguồn sữa dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Khi ấy, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm sữa ngoài, đến từ những thương hiệu uy tín hàng đầu, được các mẹ tin dùng nhất tại đây.

Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để chăm sóc và đồng hành trên con đường khôn lớn của bé yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *