Các mẹ có biết rằng, ngay từ khi còn nhỏ, bé được chăm sóc không đúng cách dẫn dễ bị những dáng đi cực xấu sau này không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những sai lầm khiến dáng bé xấu đi để tránh mẹ nhé!
Xem thêm: Bé phát triển sai tư thế vì 4 sai lầm phổ biến của cha mẹ
Bế trẻ sai cách
Hệ cơ xương của trẻ sơ sinh vẫn còn rất non nớt. Vì thế, nếu thường xuyên bế bé không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ sau này. Đặc biệt đối với trẻ giai đoạn từ 0-2 tháng tuổi tuyệt đối không được dùng 2 tay xốc thẳng lưng bé lên sẽ ảnh hưởng đến cổ và xương sống của trẻ. Khi bé bé cần phải nâng đỡ cẩn thận. Đầu tiên là phải chú ý đỡ đầu của trẻ thật nhẹ nhàng, sau đó mới ôm cả người bé lên. Lúc đặt bé xuống cũng vậy, đầu đặt xuống từ từ, kê gối mềm thấp phù hợp.
Bắt trẻ tập ngồi, đứng và đi sớm
Hãy để bé phát triển tự nhiên thay vì bố mẹ nóng ruột, sốt sắng vì con nhà hàng xóm đã ngồi rồi mà con mình thì chưa. Nếu cho bé ngồi sớm thì dễ dẫn đến trẻ bị gù lưng và còn hạn chế khả năng vận động của trẻ. Chân trẻ rất mềm và yếu vì thế việc bắt bé đứng sớm sẽ làm chân bé phải chiu đựng 1 lực dồn nén xuống chân khiến hai chân không được thẳng.
Đừng coi thường giai đoạn bé tập bò và trườn. Vì đây là lúc bé cầm nắm, sờ vào đồ vật rất lâu giúp bé phát triển khả năng khám phá thế giới xung quanh. Khi nào bé tự vịn đứng dậy thì bố mẹ để con tập đi, tuyệt đối không nên giữ 2 tay ở nách để bé bước đi khi mà trẻ chưa biết đứng nhé!
Cho con ngồi kiểu chữ W
Hầu hết rất nhiều trẻ em có kiểu ngồi chữ W, nhất là khi trẻ ngồi chơi hay ngồi xuống chiếu ăn cơm với gia đình. Dáng ngồi này dồn rất nhiều áp lực của cơ thể xuống cơ chân, hông, và khớp gối đặt biệt không hề tốt với những trẻ có tiền sử trật khớp háng. Còn trẻ bình thường nếu ngồi tư thế W thường xuyên cũng tăng nguy cơ mắc chứng trật khớp háng.
Vậy nên tưởng chừng như bé cứ ngồi ngoan là được và bố mẹ không để ý thì cũng rất nguy hiểm nhé. Dáng ngồi này còn được các chuyên gia cảnh báo là liên quan đến dây thần kinh, cơ thể dễ mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc chuyển động (trạng thái cơ không đủ căng, cơ thể dễ mỏi mệt và gặp khó khăn trong việc chuyển động).
Quấn tã cho bé quá chặt
Nếu bố mẹ quấn tã cho bé quá chặt, hai chân của bé bị ép sát vào nhau theo hướng thẳng xuống, bé sẽ có nguy cơ mắc dị tật vùng khớp háng. Nên ngừng việc quấn tã cho trẻ khi bé đã được 1 tháng tuổi trở đi bởi lúc này, việc quấn tã sẽ cản trở đến sự phát triển và di chuyển của bé. Nếu bố mẹ thấy bé bắt đầu cựa quậy, đạp lớp tã đang quấn, đó là dấu hiệu bé không muốn bị bao bọc trong tã nữa.
Theo Eva.vn