Những thực phẩm mẹ cần tránh khi cho con ăn dặm

Khi bé đến tuổi ăn dặm, thường các mẹ quan tâm đến việc cho bé ăn thực phẩm gì cho nhiều chất, đủ dinh dưỡng; mà quên mất việc lưu ý đến những đồ ăn không nên đưa cho bé ăn quá sớm. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care xin đưa ra cảnh báo về 7 loại thực phẩm không tốt cho bé ăn dặm.

1. Muối

Muối là một gia vị cần thiết, đặc biệt là cung cấp i-ốt cho cơ thể nhằm hạn chế bệnh lý về tuyến giáp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, việc nêm thêm muối vào đồ ăn cho bé là không cần thiết.
Do hệ bài tiết của bé chưa phát triển toàn diện; thế nên cho trẻ ăn nhiều muối sẽ làm thận phải làm việc quá tải. Bé sẽ giữ thói quen ăn mặn khi lớn lên; dễ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.
Mẹ nên nhớ, không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của trẻ; tránh các loại thức ăn chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói, ruốc,… cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi. Kể cả khi bé đã đủ 1 tuổi trở lên, mẹ cũng chỉ nên nêm thêm một chút muối để con quen ăn nhạt.
thực phẩm không tốt cho bé ăn dặm
Tránh nêm muối vào thức ăn cho trẻ để bảo vệ chức năng thận

2. Đường

Để tránh nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng cho bé, tốt nhất mẹ không nên cho đường vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ép trái cây, kem. Ngoài ra, cho trẻ ăn đường dễ gây cảm giác ngang bụng, không thèm ăn khi đến bữa chính; dẫn tới những thói quen ăn uống không lành mạnh về sau.

3. Trứng

Để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng, mẹ đừng cho bé ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng trước khi bé được 6 tháng tuổi. Mẹ cũng không nên cho bé ăn trứng luộc lòng đào, trứng chần nhanh để tránh nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm.

4. Các loại hạt

Các loại hạt ẩn chứa nguy cơ gây hóc, nghẹn rất cao. Mẹ chỉ nên cho con ăn các loại hạt nguyên hoặc hạt đã nghiền nhuyễn thành bột khi bé bắt đầu được 5 tuổi trở lên.

Chưa kể, các loại hạt vẫn có tỉ lệ gây dị ứng rất cao ở trẻ nhỏ; nhất là những trẻ xuất thân từ gia đình có tiền sử mắc dị ứng với hạt. Nhiều trường hợp bé không dị ứng ngay trong lần đầu mà phải đến lần thứ hai mới mắc phải. Vì vậy, mẹ phải hết sức thận trọng và nhớ cho con tập ăn với liều lượng từng chút một khi con đủ tuổi ăn loại thực phẩm này.

5. Thủy hải sản có vỏ

Các loại thủy hải sản như tôm, cua, ngao, sò, ốc,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng và làm trẻ bị lạnh bụng nếu ăn nhiều. Do đó, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé tập ăn sau khi bé được tầm 9 tháng tuổi. Trước khi cho bé ăn các loại thực phẩm này, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia; đặc biệt là cần tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản hay không.

6. Sữa bò tươi

Sữa bò tươi không thích hợp làm đồ uống chính cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Sữa bò cũng không thể chứa hàm lượng vitamin và chất béo được như sữa công thức và sữa mẹ. Nhiều bé cũng có thể bị dị ứng với sữa bò hoặc không dung nạp được sữa động vật. Do đó, cần theo dõi những phản ứng của bé để tránh các phản ứng như rối loạn tiêu hóa, nôn trớ,…
thực phẩm không tốt cho bé ăn dặm
Nên quan sát phản ứng của bé khi uống sữa bò để biết con có bị dị ứng hay không

7. Hoa quả chua

Hoa quả có vị quá chua cũng là thực phẩm không tốt cho bé ăn dặm. Vì vị chua có thể kích thích tăng nồng độ axit trong dạ dày; ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bé. Những loại quả lí tưởng, an toàn mà mẹ nên cho bé tập ăn dặm đầu tiên là những quả chín mềm, có vị ngọt hấp dẫn như: chuối, xoài, bơ, táo…
Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *