Trẻ mới sinh ra đã biết dùng các giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng tuổi bé mới thực sự có thể dùng suy nghĩ, ngôn ngữ và khả năng vận động để kết nối, chơi đùa và học hỏi với người khác. Hãy cùng BiBo Mart tìm hiểu những trò chơi vận động cho trẻ từ 6 -12 tháng tuổi nhé !
Hành động lặp đi lặp lại
Việc lặp đi lặp lại các hành động cụ thể sẽ giúp con học các kỹ năng dễ dàng hơn. Không chỉ là bắt chước theo, con sẽ hiểu được hoàn cảnh sử dụng, nguyên nhân dẫn đến hành động, kết quả của chúng và biết cách làm một hành động cụ thể để tạo ra phản ứng chúng muốn.
Những trò chơi vận động cho trẻ phù hợp như : dụng cụ âm nhạc hoặc đồ chơi xếp hình khối
Vậy giúp con tìm hiểu con có thể chơi chúng như thế nào ? Con sẽ phát hiện ra nếu con nhấn vào nút đỏ thì một con chim sẽ xuất hiện. Nếu con còn chưa quen với việc bấm nút, hãy làm cùng con bằng cách đặt tay bé lên trước rồi đặt tay mình lên và nhấn nút cùng. Đừng bao giờ làm hộ con. Hãy để con được lặp đi lặp lại những trò chơi con thích. Đơn giản như là nhấc một hình khối lên hay bỏ xuống. Hãy chơi cùng con đến khi con không còn muốn chơi nữa.
Hoàn thiện khả năng cầm nắm
Tay của con nên luyện tập để sử dụng ngón trỏ và ngón cái để nhặt những vật rất nhỏ bị rơi ra như cơm, hay thức ăn. Bé cũng sẽ bắt đầu chỉ trỏ trong khi đặt câu hỏi, hoặc trả lời người lớn hay yêu cầu một món đồ nào đó.
Đồ chơi thích hợp: Xe thả Hình khối, Tranh ghép xốp, …
Đặt một đồ chơi xe kéo phía trước con để con tự học cách làm nó chuyển động. Nếu không, mẹ có thể dạy con sử dụng các ngón tay và ngón cái để kéo dây. Hay đơn giản là đẩy những con vật này một lần nữa. Đây là cách rất hữu ích để giúp con luyện tập khả năng cầm nắm.
Cố gắng đọc sách từ vựng để giúp con học cách lật trang nhé. Nếu có thể hãy chọn những sách với những loại chất liệu hoặc cảm ứng khác nhau để tăng cảm giác ở các ngón tay cho con.
Cái này để làm gì ? Nó hoạt động như thế nào ?
Cùng chơi và khám phá mọi trò với con. Ví dụ như trong trò chơi xe cũi thả hình, con sẽ được học về sự tương quan giữa các hình khối, kích thước khác nhau giữa các khối. Con sẽ phân biệt được các hình khối này và học cách đưa chúng vào đúng chỗ thông qua các lần thử nghiệm thất bại.
Đồ chơi phù hợp: bộ đồ chơi xếp gỗ thông minh
Giúp bé vừa chơi vừa học: Hãy chỉ cho con thấy làm thể nào để kết hợp các hình khối khác nhau như việc đặt khối vuông vào đúng hình ô vuông trên bề mặt xe. Điều này sẽ giúp tạo ra cảm quan về các sự vật khác nhau khi bé nhìn thấy.
Lật mình, bò, và lăn qua lăn lại
Việc thay đổi các tư thế khác nhau sẽ giúp con thay đổi góc nhìn hay khám phá được những trò chơi mới thú vị hơn. Mẹ cũng đường ngạc nhiên khi việc này chiếm phần lớn thời gian con chơi hay làm con thức dậy nửa đêm nhiều hơn.
Đồ chơi thích hợp: Đồ chơi có thể đẩy và kéo được như xe tải, máy hút bụi đồ chơi
Hãy tạo một khu vực vui chơi an toàn cho con trong chính ngôi nhà của bạn. Để con có thể tự do khám phá và thực hiện các cuộc phiêu lưu của mình mà không bị cản trở hay nguy hiểm.
Đặt đồ chơi ở một vị trí thấp vừa tầm với của con hoặc chỗ con có thể dễ dàng kéo hay đẩy chúng đi xung quanh. Nếu con thích di chuyển qua lại trên ghế sofa hãy chú ý đặt ghế thấp hơn cách đó vài centimet để con không bị ngã khi chơi.
Chơi cùng với âm thanh và ngôn ngữ
Kể cả khi con chưa nói được từ nào thì việc cho bé tiếp xúc từ sớm với âm thanh, cử chỉ đi kèm sẽ giúp con học cách phản xạ ngôn ngữ nhanh hơn. Mẹ thể sử dụng: Sách từ vựng hoặc sách bìa cứng, Chơi con rối, Giai điệu và bài hát thiếu nhi.
Hãy cố gắng dịch âm thanh của con sang những từ mà bạn nghĩ là con đang cố miêu tả. Nếu con tỏ ra hào hứng, khoa chân múa tay không ngừng khi nghe một bài hát nào đó, thì hãy nói với con “Con thích bài vịt cạp cạp đúng không ? mẹ con mình hát lại lần nữa nhé! “
Mẹ có thể làm một cuốn album lưu lại những hình ảnh về gia đình, vật nuôi, hoặc đồ chơi yêu thích của con và đặt tên cho chúng. Như vậy mỗi khi cùng con chơi, mẹ có thể mở cuốn sách và dạy con nhớ tên của tất cả những người quen và những vật này