Cần làm gì để phục hồi sau khi sinh? 5 vấn đề hệ trọng mẹ cần lưu ý

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Hầu như các sản phụ đều hiểu tầm quan trọng của việc để cơ thể phục hồi sau khi sinh. Tuy nhiên, có không ít người chưa nắm rõ tình trạng thể chất của mình đã vội vàng mù quáng thực hiện theo các phương pháp thiếu khoa học lan truyền trên mạng. Vậy làm sao để phục hồi sức khỏe sau sinh đúng cách? Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chuyên gia Bibo Care nhé!

1. Dùng băng quấn bụng

Trong quá trình phục hồi sau sinh, để tránh nội tạng bị sa xuống, mẹ cần phải dùng băng quấn bụng. Sau khi em bé chào đời, tử cung trở nên trống rỗng, nội tạng mất đi nơi chống đỡ nên tự nhiên sẽ bị sa xuống. Ngoài việc mất thẩm mỹ cho vùng bụng, nội tạng bị sa chính là căn nguyên gây lão hóa sớm và các bệnh phụ khoa.
phục hồi sau khi sinh
Mẹ dùng băng quấn để cố định bụng sau sinh
Khi dùng băng quấn bụng, tốt nhất mẹ không nên dùng loại quần bó hay gen bụng thông thường. Những loại quấn bụng này không hề ngăn nội tạng bị sa mà ngược lại, còn gây áp lực cho nội tạng. Do đó khiến máu huyết không lưu thông, dẫn đến nội tạng biến dạng; sinh ra chướng khí làm cho hô hấp khó khăn; hoặc vùng bụng dưới bị gò lên bất thường.
Băng quấn bụng nên chọn loại chất liệu vải thưa trắng, giống như loại gạc y tế. Độ dài khoảng 12 vòng rưỡi đo theo vòng bụng của mỗi người, độ rộng khoảng 30 – 40 cm. Vải cần phải có độ thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt để tránh bụng bị nổi rôm sảy hoặc mụn nước. Mùa hè mẹ dễ đổ mồ hôi; nếu cảm thấy băng quấn bị ẩm ướt thì nên kịp thời thay băng khác để giữ vệ sinh.

2. Kích thích ngực tiết sữa

Sau khi sinh, hai vú sẽ tiết sữa để bé bú. Tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó mà bạn không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc em bé bú quá ít, lượng sữa mẹ dư thừa mỗi lần như vậy đều nên hút ra hết. Điều này sẽ kích thích vú tiết sữa cho lần sau. Nếu sữa cũ tích tụ ở vú sẽ khiến vú dễ tích tụ, “đóng cục” hoặc gây viêm, tắc tuyến vú.

3. Bảo vệ đôi mắt

Sau sinh, mẹ sẽ cảm nhận rất rõ sự lão hóa của cơ thể, trong đó có cả đôi mắt. Quá trình chăm sóc mắt không chỉ ở việc bôi kem dưỡng hàng ngày để hạn chế vết chân chim, nếp nhăn; mà còn cần bổ sung thêm các viên uống, các loại dầu cá tốt cho mắt.

4. Không nâng nhấc vật nặng

Khi nâng nhấc vật nặng, không chỉ có cánh tay chịu áp lực mà xương và gân cốt toàn thân đều phải dùng sức. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra “hormone nới lỏng”. Dây chằng xương chậu sẽ dần dần nới lỏng; liên kết của xương mu cũng mở ra lỏng hơn để cổ tử cung và âm đạo giãn nở, chủ yếu giúp mẹ dễ sinh con.
Tình trạng này sẽ hết sau sinh. Tuy nhiên cũng có một số người vẫn đau khi đi lại hay cầm nhấc vật nặng; do dây chằng và các tổ chức sợi giữa xương mu co kéo lẫn nhau. Do vậy, sau khi sinh khuyến cáo mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung dưỡng chất từ ăn uống để gân cốt phục hồi. Việc mang vác hay nhấc vật nặng tốt hơn là để ông xã hay những thành viên khác đảm nhận.

5. Không nên bế con quá thường xuyên

phục hồi sau sinh
Mẹ không nên ôm ấp hay bế bé cả ngày
Có thể mẹ phản bác ngay việc tại sao bé yêu mới sinh lại không được bế thường xuyên. Tuy nhiên trong thời gian vừa sinh xong, quan trọng nhất vẫn là mẹ chăm sóc tốt cho bản thân. Mẹ có khỏe mạnh thì mới đảm bảo tốt cho em bé khỏe mạnh. Cũng do cơ thể, đặc biệt là gân cốt, đang trong quá trình phục hồi nên nếu mẹ bế con thường xuyên hay tư thế bế con không khoa học sẽ ảnh hưởng đến cánh tay và các vị trí khác trên cơ thể, dễ để lại các di chứng về sau.
Theo Emdep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *