Sai lầm của mẹ khi chế biến đồ ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng quyết định về dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên trong quá trình nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ có thể mắc phải nhiều sai lầm khiến món ăn bị mất chất. Trong bài viết sau, chuyên gia Bibo Care đã tổng hợp một số lỗi sai mà mẹ cần tuyệt đối tránh xa khi nấu ăn cho con.

1. Nấu cháo bằng gạo với nước lạnh

Nấu cháo tưởng là một việc đơn giản; thế nhưng rất nhiều mẹ đang mắc phải sai lầm khiến cháo ăn dặm vừa mất đi dưỡng chất, vừa kém thơm ngon. Sử dụng nước lạnh để nấu cháo sẽ khiến hạt gạo chín không đều. Phần gạo ở đáy nồi sẽ thường dễ bị cháy, bén, trong khi hạt gạo bên trên có thể chưa chín bung. Chưa kể, việc dùng nước lạnh nấu cháo cũng mất nhiều thời gian hơn do cần thêm nhiệt để làm sôi nước.
Do đó, mẹ chỉ nên ngâm gạo bằng nước lạnh trước. Đến khi nấu cháo, mẹ nên dùng nước sôi để vừa tiết kiệm thời gian; vừa giúp gạo được ninh nhừ đều.

2. Nấu một nồi cháo đun đi đun lại cả ngày

Sai lầm khi nấu đồ ăn dặm cho bé
Không nên đun đi đun lại cháo cho bé ăn
Một nồi cháo nấu mất khá nhiều thời gian, trẻ lại ăn ít. Do đó, khá nhiều bà nội trợ thường có thói quen sáng nấu một nồi cháo rồi đun đi đun lại cho con ăn cả ngày.
Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, trong vòng 2 giờ đồng hồ là cháo đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh; các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại.
Chưa kể, nếu mẹ nấu một nồi cháo thập cẩm, bao gồm cả thịt, rau; thì khi đun lại, những nguyên liệu dễ chín như rau củ sẽ nhanh bị mất đi dưỡng chất. Do đó, món cháo sẽ không còn thơm ngon, bổ dưỡng nữa.
Cách hợp lý nhất là người mẹ chỉ nên nấu một nồi cháo trắng vừa đủ cho con ăn 3 bữa trong ngày. Cứ trước khi đến giờ ăn thì lấy từ tủ lạnh ra một phần, đun lại cùng rau, thịt tươi mới.

3. Rửa thịt gà trong bồn rửa nhà bếp

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cho thấy khoảng 50% các mẹ thường làm sạch thịt gà sống trong bồn rửa nhà bếp. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình phát tán vi khuẩn gây bệnh. Bởi 30% thịt gia cầm có chứa salmonella và campylobacter. Đây là 2 loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột và bệnh tả.
Để đảm bảo đồ ăn dặm cho bé được an toàn, mẹ nên rửa thịt gà riêng trong chậu nước riêng. Sau khi rửa xong, mẹ nên đổ ngay phần nước rửa thịt và chùi rửa chậu, bồn rửa. Điều này đảm bảo cho vi khuẩn không sinh sôi, bám lại trên bề mặt các dụng cụ nấu đồ ăn dặm cho bé.

4. Rã đông thịt bằng nước nóng

Trẻ nhỏ mỗi lần ăn thường ăn rất ít thịt; thế nên nhiều mẹ thường có thói quen mua thịt về cất đông ăn dần. Đây là cách làm hiện đại, khoa học; nhưng việc rã đông bằng nước nóng thì lại hoàn toàn thiếu khoa học.
Khi mẹ rã đông thực phẩm bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến thịt bị mất đi dưỡng chất. Mẹ có thể rã đông thịt an toàn bằng cách để chúng trong ngăn mát tủ lạnh; ngâm trong nước lạnh; hoặc dùng lò vi sóng. Lưu ý nếu rã đông bằng lò vi sóng, mẹ cần phải chế biến thịt ngay để giữ được độ tươi ngon.

5. Bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh

Mẹ cần lưu ý rằng những loại rau củ quả mọng nước thì nên hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả như cà chua, rau cải,… nếu để lạnh thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen; nhanh mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị. Thay vì mua nhiều rau cũ rồi tích trữ trong tủ lạnh và dùng dần cho bé; mẹ chỉ nên mua lượng vừa đủ trong 2-3 ngày để luôn nấu cho con những bữa ăn dặm tươi ngon nhất nhé.
Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *