Ở cữ kiêng những gì? Những điều mẹ bỉm cần kiêng cữ để nhanh hồi phục

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc kiêng cữ sau sinh, tùy vào mỗi gia đình và vùng miền. Nhưng không phải quan niệm nào cũng đúng. Nếu còn phân vân ở cữ kiêng những gì thì các mẹ hãy tham khảo những thông tin sau nhé! Chuyên gia Bibo Care sẽ gợi ý 21 điều cần kiêng cữ sau sinh, mời mẹ đón đọc.

Ở cữ kiêng những gì?
Mẹ chỉ cần ở cữ 1-1,5 tháng thì cơ thể sẽ hồi phục như bình thường

1. Về chế độ ăn uống

  • Trong tháng ở cữ, mẹ nên kiêng ăn uống các món quá chua, khô, mặn; hoặc các món quá lạnh như kem, nước đá,… Bởi vì cơ thể mẹ mới sinh đang còn yếu ớt, cần bổ sung nhiều dưỡng chất dễ ăn, dễ tiêu. Ăn những món ăn quá khô sẽ khiến mẹ bị táo bón, khó tiêu. Ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của mẹ bị suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết. Còn ăn đồ lạnh sẽ dễ làm mẹ bị viêm họng, lạnh bụng.
  • Với các mẹ sinh mổ, sữa sẽ khó về hơn so với các mẹ sinh thường. Các mẹ cần được bổ sung thêm thực phẩm lợi sữa để giúp sữa về nhiều hơn cho con bú; ví dụ như chè vằng, ngũ cốc lợi sữa,… Đồng thời, để hạn chế vết mổ tạo sẹo lồi mất thẩm mỹ, mẹ không nên ăn rau muống, đồ nếp, thịt bò.
  • Mẹ không nên ăn các loại hải sản quá tanh. Nếu ăn cá hồi thì nhớ bỏ lớp da. Nếu ăn tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ đen để phòng tránh bị dị ứng. Trái cây thì ăn trái nào không quá chua hoặc quá nóng để tránh làm hại dạ dày. Những loại thực phẩm dễ gây táo bón như sung, ổi xanh, chuối xanh,… không được có mặt trong thực đơn ở cữ của mẹ.

2. Về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

  • Quan niệm dân gian cho rằng mẹ mới đẻ phải nhốt mình trong phòng kín gió, kín ánh sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyên rằng, phòng ở của sản phụ sau sinh và em bé nên thoáng mát, có cửa sổ đón ánh nắng. Mẹ mới sinh phải kiêng leo cầu thang, vì thế phòng ở cữ nên ở dưới tầng 1, dễ cho mẹ di chuyển.
  • Khi nằm, mẹ có thể kê thêm gối xung quanh người để giảm bớt sự đau nhức của cơ thể. Nên tìm tư thế nằm nghiêng để vừa thoải mái, vừa để sản dịch còn sót lại dễ tiết ra.
  • Sản phụ sau sinh nên kiêng mặc quá nhiều quần áo vì có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Mẹ dễ ra mồ hôi do ảnh hưởng từ sự thay đổi hormone; cộng thêm lượng sữa tiết ra liên tục và sản dịch có thể khiến cơ thể mẹ có mùi khó chịu. Việc mặc quá nhiều đồ sẽ làm mẹ nóng nực thêm, không tiện chăm sóc cho bé.
  • Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày. Duy trì điều này giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h và không nên tắm nắng quá 30 phút.
  • Không quan hệ tình dục ngay sau khi vừa sinh. Để “cô bé” của mẹ được hồi phục, cha mẹ nên quan hệ sau sinh từ 4-6 tuần thì mới tốt. Bởi vì quan hệ sau sinh quá sớm khiến mẹ vừa đau lại dễ bục vết khâu, gây nhiễm trùng nguy hiểm.

3. Về cách vệ sinh cá nhân

  • Mẹ có thể xông hơi bằng các loại nước lá và dùng nước tắm toàn thân cho sạch. Mùa đông cố gắng không gội đầu ít nhất 7-10 ngày đầu để tránh nhiễm lạnh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì có thể tắm luôn hàng ngày, không phải kiêng cữ.
  • Mẹ phải vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ hàng ngày để con bú. Điều này hạn chế tình trạng sữa đọng lại gây mùi hôi và giúp trẻ không bú phải các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Mẹ vẫn vệ sinh răng miệng như bìnnh thường nhưng nên dùng nước ấm. Điều này vừa giúp răng miệng sạch sẽ mà lại không gây ê buốt răng.
  • Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng để giảm mùi hôi. Cùng với đó, rượu gừng cũng làm ấm cơ thể rất hiệu quả. Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước tắm và tắm nhanh.
  • Với những mẹ sinh mổ, nếu vết mổ bị khuất khó nhìn thấy, mẹ có thể nhờ người thân cẩn thận lau rửa, thay băng hàng ngày. Không nên cố co kéo vết thương để tránh bị bục chỉ.
  • Mẹ nên thường xuyên thay băng vệ sinh khi sản dịch ra; ngâm rửa với nước muối, nước chè xanh hay nước trầu không để sát khuẩn hiệu quả.
Khi ở cữ cần kiêng những gì?
Mẹ cần chú ý chăm sóc, vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng

4. Một số vấn đề khác về việc ở cữ kiêng những gì

  • Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé. Nếu không may bị ho, viêm họng, mẹ có thể dùng kẹo ngậm hoặc pha trà gừng để làm ấm cổ họng.
  • Không nhịn đi vệ sinh để tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, ảnh hưởng của vết thương rạch tầng sinh môn có thể khiến mẹ không cảm nhận được cảm giác buồn tiểu. Mẹ cần chú ý đi tiểu đều đặn dù không thấy buồn.
  • Bên cạnh sức khỏe thể chất, mẹ cũng cần quan tâm đến cả tinh thần để tránh rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Không nên bỏ bê những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của mình để tránh bị áp lực về sau.

Trên đây là toàn bộ những lời khuyên để mẹ biết ở cữ kiêng những gì và nên làm những gì. Hy vọng những kiến thức mà Bibo Mart đã cung cấp sẽ giúp mẹ không còn lo lắng, sợ hãi trước tháng ở cữ sắp tới. Chúc mẹ khỏe, bé vui!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục