Sốt co giật có nguy hiểm không?

 

Sốt cao co giật là một tình trạng co giật gây ra do thay đổi đột ngột thân nhiệt của bé, và thường xảy ra khi bé sốt cao đến 38 độ C. Mời ba mẹ cũng tìm hiểu sốt co giật với tư liệu của bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo* nhé.

Với những kiến thức y khoa, ba mẹ nhớ lưu ý đọc kĩ để hiểu đúng nhé. Ba mẹ nên đưa bé đi cấp cứu nếu bé co giật hơn 5 phút, bé không thức dậy hoặc nhìn rất mệt mỏi khi xong cơn co giật, nếu cơn co giật ngắn hơn 5 phút, ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

Sốt cao co giật có phổ biến không?

 

• 1 trong 30-40 bé sẽ bị sốt cao co giật ít nhất 1 lần, thường xảy ra trong khoảng tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.

 

 

Sốt cao co giật có nguy hiểm không?

 

• Thường là không nguy hiểm. Nghĩa là nếu không bắt nguồn từ nguyên nhân bé bị động kinh, viêm não hay sốt co giật phức tạp… thì thường là không nguy hiểm

• Sốt cao co giật, mặc dù biểu hiện có thể làm chúng ta rất lo lắng, nhưng thực sự là một tình trạng rất lành tính. Đa số các bé chỉ bị sốt cao co giật một lần trong đời. Một số bé có thể bị nhiều hơn 1 lần sốt cao co giật. Tuy nhiên, sốt cao co giật không làm tăng nguy cơ bé bị động kinh về sau, cũng không ảnh hưởng đến trí thông minh của bé khi bé trưởng thành.

 

Triệu chứng và dấu hiệu:

 

• Bé thường sẽ bất tỉnh

• Cơ gồng cứng hoặc giật

• Bé có thể đỏ mặt hoặc xanh mặt

• Cơn co giật có thể diễn ra trong vài phút, đa phần dưới 15 phút

• Khi hết co giật, bé sẽ tỉnh lại, nhưng có thể sẽ buồn ngủ hoặc hơi quấy khóc ban đầu.

 

Cần làm gì trong cơn co giật:

• Nên nhớ: bạn không thể làm gì để cắt cơn co giật của bé

• Điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh

• Đặt bé bén nền mềm, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên

Không giữ chặt bé

Không được đưa bất kỳ vật gì hoặc chất lỏng/thuốc gì vào miệng bé, kể cả ngón tay của bạn – bé sẽ không nghẹt hoặc nuốt lưỡi trong cơn co giật

• Cố gắng ghi nhận những gì xảy ra, để có thể mô tả cho bác sĩ sau này

• Tính thời gian co giật của bé

Nếu cơn co giật ngắn hơn 5 phút: nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

 

Nên cho bé vào cấp cứu ngay nếu:

 

• Bé co giật hơn 5 phút

• Bé không thức dậy khi xong cơn co giật, hoặc nhìn rất mệt khi xong cơn co giật

Điều trị sốt:

 

• Vì sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiễm trùng, không phải lúc nào cũng cần phải giảm sốt.

• GIẢM SỐT ( BẰNG PARACETAMOL HOẶC IBUPROFEN) KHÔNG NGỪA ĐƯỢC CƠN SỐT CAO CO GIẬT!!!!!

• Chỉ dùng hạ sốt với mục tiêu căn bản là giảm đau / làm cho bé dễ chịu hơn, như ở những trường hợp sốt khác

 

Theo dõi sau sốt cao co giật:

 

• Hầu hết bé có sốt cao co giật không có những vấn đề sức khỏe mãn tính đi kèm. Thường các bé này là những bé hoàn toàn khỏe mạnh và ngưng bị sốt cao co giật khi được 6 tuổi.

• Nếu con bạn có những cơn co giật kéo dài, tái đi tái lại, nên khám bác sĩ chuyên khoa.

 

Những điểm chính cần ghi nhớ:

 

• 1 trong 30-40 bé sẽ có sốt cao co giật , thường vào khoảng 6 tháng đến 6 tuổi

• KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA CƠN SỐT CAO CO GIẬT – nên giữ bình tĩnh, không hoảng sợ

• Sốt cao co giật không gây tổn thương não. Ngay cả những cơn co giật kéo dài 1 giờ hơn cũng gần như không bao giờ gây hại cho bé.

• Nếu cơn co giật dài hơn 5 phút, nên cho bé đi cấp cứu

• Nếu bạn lo lắng về điều gì khác, nên đi khám bác sĩ.

 

Nguồn thông tin:

1. Sốt cao co giật – Thông tin cho gia đình, bệnh viện Royal Children’s Hospital, Melbourne

2. Antipyretics do not prevent febrile convulsions – AAP Grand Rounds Vol.10, No.4, 2003

3. Do antipyretics prevent the recurrence of febrile seizures in children? A systematic review of randomized controlled trials and meta-analysis ; Eu J Paediatr Neurol; 17(6):585-588; 2013

4. Prophylactic drug management for febrile seizures in children; Cochrane Database systematic reviews; CD003031; 2012

 

=========================================

(*) Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo hiện đang làm việc tại phòng khám Bác sĩ Huyên Thảo và Cộng sự. Bác sĩ là tác giả của bộ ba sách tư vấn chăm sóc trẻ em: “Bước đệm vững chắc vào đời”, “Chào con ba mẹ đã sẵn sàng” và “Chat với bác sĩ”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *