Sự phát triển của trẻ tuần 13

Khi được vài ngày tuổi, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên tại thời điểm này, khi đã được 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn.

Sau khi sinhđược vài ngày, bé đã có thể nhận ra mẹ, tuy nhiên khi bé 3 tháng tuổi, khoảng 50% các bé thể hiện điều đó rõ ràng hơn.Vậy theo mẹsự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi tuần đầu tiên biết làm những gì?

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?

Thời điểm 3 tháng tuổi tuần thứ nhất cũng chính là giai đoạn tháng thứ 4 của trẻ.Bé vẫn mỉm cười với người lạ, đặc biệt là khi người đó nhìn thẳng vào mắt bé và nói chuyện với bé. Lớn thêm chút nữa, bé sẽ thích ba mẹ và những người gần gũi với bé hơn.

Đôi khi bé trở nên im lặng và giao tiếp bằng mắt, tìm kiếm bạn trong phòng,huơ tay một cách hào hứnghoặc cười to khi tìm thấy bạn. Bé cũng cảm thấy dễ chịu khi ngửi hương thơm của bạn.

Bé đã bắt đầu cử động rất nhiều và biểu đạt những cảm xúc sống động hơn

Chiều cao và cân nặng của bé 3 tháng tuổi tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên của bé 3 tháng tuổi, cân nặng có thể dao động trong mức từ 4,6kg -7,4kg. Vì ở độ tuổi này, trồi sụt rất nhanh nên mẹ không cần quá lo lắng. Mức suy dinh dưỡng là thấp hơn hoặc bằng 4,6kg. Mẹ nên xem lại chế độ ăn uống, có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Tương tự với mức béo phì 7,4kg. Chiều cao, tuần tuổi này chiều cao của bé có thể dao động trong mức 55,6 cm – 64 cm.

Cuộc sống của mẹ khi bé 3 tháng tuổi tuần thứ 1

Đây cũng được xem giai đoạn của trẻ 4 tháng tuổi nên tâm lý của mệ là những buồn phiền trẻ con không qua đi,bạn cảm thấy lo lắng và đầy tâm trạng? Những người xung quanh nhận thấy tâm trạng của bạn ngày càng đi xuống?

Đừng ngại ngùng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn vì có đến 10- 20% các bà mẹ mắc chứngtrầm cảm sau sinh. Chứng trầm cảm này có thể kéo dài trong vòng hai tuần cho đến một năm và đó là một căn bệnh thật sự, cần được điều trị.

3 tháng sau khi sinh, nếu bạn vẫn chưa cảm thấy cân bằng, hãy tự kiểm tra bằng những câu hỏi sau:
Bạn có:

  • Vấn đề về giấc ngủ?
  • Cảm thấy kiệt sức mọi lúc?
  • Mất cảm giác ngon miệng?
  • Lo lắng về những điều nhỏ nhặt?
  • Tự hỏi khi nào bạn sẽ lại có thời gian cho bản thân?
  • Nghĩ rằng bé sẽ tốt hơn khi không có bạn?
  • Lo lắng chồng sẽ mệt mỏi khi thấy bạn như vậy?
  • Thường xuyên bắt gặp chồng mình ở cùng bé?
  • Nghĩ rằng người khác làm mẹ tốt hơn bạn?
  • Khóc vì những điều nhỏ nhặt?
  • Không còn thích thú với những thứ bạn từng thích?
  • Cách ly bản thân khỏi bạn bè và người xung quanh?
  • Sợ khi ra khỏi nhà hoặc ở một mình?
  • Bị cảm giác lo lắng tấn công?
  • Nóng giận vô cớ?
  • Khó tập trung?
  • Nghĩ rằng mình có điều gì sai?
  • Cảm giác mình sẽ luôn ở trong tình trạng này và không bao giờ khá hơn?

Nếu bạn trả lời có với ba câu hỏi hoặc nhiều hơn, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *