Tại sao không nên rung lắc trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi?

Nhiều bà mẹ có thói quen chơi đùa cùng con bằng việc tung hứng hoặc đung đưa trẻ thật mạnh. Hoặc khi ru con ngủ sẽ rung lắc để con dễ vào giấc hơn. Thực chất, hành động rung lắc trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng mà có thể mẹ chưa biết.

Tại sao không nên rung lắc trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi?

Rung lắc mạnh gây tổn thương não

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu. Nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được. Rung lắc trẻ so sinh mạnh khiến đầu trẻ di chuyển dữ dội qua lại dẫn đến chấn thương não. Điều này dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là trong giai đoạn sơ sinh.
có nên rung lắc trẻ sơ sinh

Những tổn thương này mang đến hậu quả nghiêm trọng

Khi trẻ mắc hội chứng rung lắc, não bộ rất dễ va chạm với xương sọ, có thể để lại những tổn thương cực kỳ nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Trẻ có thể gặp khó khăn về thị giác, thính giác. Chậm phát triển tâm thần và vận động. Đồng thời, trẻ đối mặt với nguy cơ rối loạn về ngôn ngữ, nhận thức và hành vi. Giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Thậm chí, một số trẻ còn bị động kinh do hội chứng rung lắc.

Nguyên nhân đến từ sự vô tình

Nếu bố mẹ nào đang có thói quen đung đưa, vỗ về con khi ngủ thì hãy bỏ ngay nhé. Vì đây chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc hội chứng rung lắc. Ngoài ra, hành động đưa võng, đưa nôi mạnh để em bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ cũng khiến não bộ của bé bị tổn thương.
Bên cạnh đó, việc chơi đùa với con cũng ảnh hưởng đến trẻ. Việc xốc trẻ hoặc tung hứng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh. Một số trường hợp để con ở tư thế đứng khi đi đường xóc, khiến trẻ gập tới gập lui.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc hội chứng rung lắc

Thông thường, bố mẹ rất khó để phát hiện ra những tổn thương bên trong của trẻ. Do đó, biểu hiện của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh xuất hiện từ 4 giờ đến 6 giờ kể từ khi não bộ bị tổn thương. Bố mẹ hãy để ý con khi con có các triệu chứng sau đây nhé:
– Quấy khóc và ngủ li bì
– Biếng ăn hoặc dễ bị sặc, trớ ra ngoài
– Cơ thể tím tái, co giật kèm theo những cơn thở mạnh
– Trẻ có xu hướng cúi đầu xuống và lưng cong
– Tim ngừng đập, tử vong
Bố mẹ nhớ quan sát và theo dõi con sát sao để kịp thời phát hiện và chữa trj cho bé để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.

Bố mẹ cần làm gì để ngăn ngừa hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng. Do đó, bố mẹ hãy đặc biệt để ý những hành động nhỏ khi nuôi con. Hạn chế rung, lắc trẻ khi ngủ hoặc khi chơi cùng con. Không ném hoặc đánh trẻ, xốc trẻ lên khi giận dữ. Nói không với bạo lực. Bố mẹ hãy yêu thương và bảo vệ con một cách nhẹ nhàng và ấm áp nhất. Đừng để những hành động lúc nóng giận gây ra những hệ quả nghiêm trọng.
Nhớ kiểm tra nhiệt độ cơ thể và các dấu hiệu bất thường để phòng ngừa kịp thời.
Hãy tham khảo thêm Cẩm nang Mẹ & Bé để có nhiều thông tin và kiến thức bổ ích về nuôi con mẹ nhé!
Phòng Đào tạo và Tư vấn – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *