Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt và kẽm ba mẹ nên biết

Sắt và kẽm là 2 vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ trẻ thiếu 2 vi chất này rất cao và thường thiếu cùng nhau. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu sắt và kẽm là gì? Các ba mẹ cùng chuyên gia Bibo Mart tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

 

thực phẩm lành mạnh với hàm lượng sắt cao - thịt và hàu hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

1. Nguyên nhân trẻ thiếu sắt và kẽm 

– Đầu tiên, lượng kẽm và sắt dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ từ mẹ sang con chỉ đủ dùng trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

– Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp: 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35 mg sắt. Còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 – 3mg kẽm. Tuy nhiên, sau 3 tháng, lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9 mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy, trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít mỗi ngày.

– Ngoài ra, tỷ lệ hấp thu sắt kẽm từ thức ăn khá thấp: sắt chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%. Và các vi chất chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi đó, khi bắt đầu ăn dặm, trẻ tập ăn với với tinh bột trước và tập ăn các chất đạm sau với lượng nhỏ. Chính điều này đã dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là kẽm và sắt.

– Hơn nữa, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu kẽm, sắt. Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ tăng rất cao.

 

2. Vai trò của sắt và kẽm đối với trẻ

Vai trò quan trọng của kẽm và sắt được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nêu rõ: Vi chất dinh dưỡng, thường được gọi là vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.

Ngoại trừ vitamin D, các vi chất dinh dưỡng không được tạo ra trong cơ thể. Vì vậy cần phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Sắt rất quan trọng cho sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ em.

nhóm hải sản sống bị cô lập trên nền trắng - thịt hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

 

3. Hậu quả khi trẻ thiếu sắt và kẽm

3.1. Thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít và dễ mệt mỏi.

Trẻ tăng cân kém, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sự kém phát triển về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý .

Do vậy, phòng ngừa thiếu sắt giúp nâng cao khả năng học tập và phát triển nhận thức của trẻ.

 

3.2. Thiếu kẽm

Trẻ thiếu sắt và kẽm

Kẽm thúc đẩy các chức năng miễn dịch và giúp con người chống lại các bệnh truyền nhiễm bao gồm: tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Cung cấp chất bổ sung kẽm làm giảm tiêu chảy ở trẻ em và nhiễm trùng đường hô hấp, giảm số ca tử vong. Đồng thời giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hạn chế tình trạng biếng ăn.

 

4. Nhu cầu sắt và kẽm ở trẻ

Nhu cầu sắt và kẽm ở trẻ 6-12 tháng như sau:

  • Sắt: 11mg/ngày
  • Kẽm: 5mg/ngày

Ba mẹ có thể bổ sung sắt và kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm:

  • Thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, cá, đậu đỗ…
  • Thực phẩm giàu kẽm: hàu, sò, gan, sữa, lòng đỏ trứng…

Nếu muốn bổ sung kẽm và sắt theo dạng viên uống, ba mẹ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.

 

Chúc các bé có sức khỏe dồi dào và hạnh phúc.

 

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng.

 

Chỉ mục