Tăng bao nhiêu cân khi mang thai là tốt nhất?

Tăng cân khi mang thai vẫn luôn là nỗi lo ngại của không ít bà mẹ tương lai. Tăng cân ít thì sợ con không đủ lớn. Còn tăng cân nhiều đồng nghĩa với việc mẹ sẽ có một cơ thể “phì nhiêu” sau khi sinh, đó là chưa kể đến các bệnh lý thai kỳ xuất phát từ việc thai phụ thừa cân.

Tăng bao nhiêu cân là chuẩn cho cả mẹ và bé?

Đây là một câu hỏi thú vị vì nó có nhiều hơn một câu trả lời. Số kí bạn cần tăng khi mang thai sẽ tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:
– Bạn mang thai đơn hay đa thai
– Cân nặng và chỉ số khối cơ thể BMI trước khi mang thai của bạn là bao nhiêu
Chỉ số khối cơ thể = (cân nặng) / (chiều cao x chiều cao); trong đó cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng m.

Chỉ số BMI – mức độ đo lường cân nặng uy tín

– BMI từ 18,5 đến 24,9: nên tăng từ 11 đến 16 kg
– BMI dưới 18,5 tức bạn bị nhẹ cân trước khi mang thai: nên tăng từ 12 đến 18 kg
-BMI từ 25 đến 29,9: hạn chế mức tăng cân từ 7 đến 11 kg
-BMI từ 30 trở lên cho thấy bạn thuộc nhóm phụ nữ béo phì. Cho nên bạn chỉ cần tăng từ 5 đến 9 kg khi mang thai.
Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ
Nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai tuỳ thuộc vào chỉ số BMI thai phụ
Con sinh ra nặng 2,7 kg, tại sao mẹ lại tăng đến 12 kg?
Đó là vì số kg bạn tăng thêm bao gồm khá nhiều thứ, không chỉ có cân nặng của em bé mà còn những bộ phận đã giúp bạn nuôi dưỡng bé cho tới khi con chào đời. Cụ thể, số kg tăng lên khi mang thai bao gồm:
  • Trẻ sơ sinh: khoảng 3,2 đến 3,6 kg
  • Nhau thai: khoảng 0,5 đến 1 kg
  • Nước ối: khoảng 0,9 kg
  • Tăng khối lượng tử cung: khoảng 0,9 kg
  • Mô vú mẹ: khoảng 0,9 kg
  • Tăng khối lượng tuần hoàn máu trong cơ thể mẹ: khoảng 1,8 kg
  • Chất lỏng trong các mô của mẹ: khoảng 1,8 kg
  • Dự trữ mỡ trong cơ thể mẹ: khoảng 3,2 kg

Chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng cân khi mang thai ?

Khi mang thai, bạn cần chế độ dinh dưỡng cân bằng với 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày. Không được bỏ qua nguồn chất đạm và chất béo từ trứng và các loại đậu. Dĩ nhiên thịt và cá vẫn sẽ là những món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bạn nhưng nên hạn chế ăn quá nhiều thịt mỡ và cá biển chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá mập, cá kiếm.
Phụ nữ mang thai cũng cần bổ sung các loại vitamin tiền sản, uống tối thiểu 2 lít nước lọc mỗi ngày, hạn chế các món có caffein và đường, chỉ uống nước trái cây được ép từ trái cây tươi. Các bà bầu không nên ăn vặt quá nhiều hoặc tự ý sử dụng các loại thảo dược và thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Đối với việc tập thể dục khi mang thai, đi bộ là môn thể thao lý tưởng nhất cho chị em ở giai đoạn này. Bên cạnh đó còn có bơi lội, bowling, yoga, pilates. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ mang thai có tình trạng sức khỏe khác nhau nên cũng phù hợp với những chế độ tập luyện khác nhau. Do đó, tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ cho lời khuyên về môn thể thao và cường độ tập luyện phù hợp với bạn.
Hy vọng bài viết sẽ giái quyết được phần nào thắc mắc của các mẹ bầu về vấn đề cân nặng khi mang thai. Ghé Cẩm nang BiBo Mart để có thêm nhiều kiếm thức bổ ích cho mẹ bầu và bé nhé. Chúc các mẹ bầu có một hành trình mang thai thật khỏe mạnh, an toàn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *