Tất tần tật những điều cần lưu ý về sinh thường và sinh mổ

Đối với những bà mẹ đang mang thai tháng cuối cùng nhất là với những mẹ bầu con so thì thường hay lo lắng vấn đề nên sinh thường hay sinh mổ. Một số mẹ rất sợ sinh thường: sợ đau, sợ vết rạch tầng sinh môn để lại những vết sẹo xấu, hoặc là muốn chủ động chọn ngày giờ tốt để chào đón con mình ra đời cho nên đã chủ động xin bác sĩ được sinh mổ.

Sinh mổ và sinh thường – có cả những ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp sinh này cho nên rất nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn, lo lắng không biết nên chọn phương pháp nào. Dù chọn cách sinh nào thì ba mẹ cũng nên có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.

Những lợi ích của phương pháp sinh thường

Tất tần tật những điều cần lưu ý về sinh thường và sinh mổ (1)

 

Đã 2 lần sinh thường chị Thúy Hạnh bày tỏ: “Mẹ bầu nào cũng phải trải qua cuộc sinh, đã là sinh thì nên sinh thường tốt nhất. Trừ khi có biến chứng bác sĩ chỉ định phải sinh mổ.”

Thông thường các bác sĩ vẫn khuyên sản phụ nên để mọi thứ thuận theo tự nhiên là tốt nhất nhưng thực tế sinh thường mang lại những lợi ích cụ thể như thế nào?

Sinh thường thì người mẹ sẽ phục hồi rất nhanh. Sau khi sinh có thể đứng dậy đi lại, ăn uống bình thường, có thể tự chăm sóc được con. Trừ các mẹ sinh con so phải rạch và khâu tầng sinh môn thì phải chịu đau hơn một chút.

Những giờ đầu sau sinh trẻ được bú mẹ là điều vô cùng tốt. Trong vòng 2 giờ đầu, mẹ sinh thường đã có thể cho con bú. Nhờ như vậy mà bảo được nguồn sữa mẹ tốt cho em bé: bé không bị hạ đường huyết, trí não phát triển tốt.

Sinh con bằng phương pháp đẻ thường, trẻ ra khỏi bụng mẹ bằng cách đi ngang qua âm đạo của mẹ là môi trường có nhiều vi khuẩn có lợi cho con người. Em bé khi tiếp xúc với những con vi khuẩn này sẽ có sức đề kháng miễn dịch sớm và tốt hơn những đứa trẻ sinh mổ. Vì sinh mổ là hoàn toàn vô trùng.

Trẻ sinh thường hô hấp tự động sau khi sinh cũng thuận lợi hơn so với sinh mổ.

Lợi hại của phương pháp sinh mổ

Sinh mổ thì người mẹ không phải trải qua quá trình đau đẻ mà thời gian trung bình đối với sản phụ sinh con so là 12 tiếng đồng hồ. Thế nhưng sẽ có một số ảnh hưởng nhất định từ phương pháp sinh không thuận theo tự nhiên này. Ví dụ sinh mổ cần gây tê hay gây mê sẽ có khả năng gây ra tai biến. Mặc dù hiện nay các bác sĩ sản khoa có tay nghề rất giỏi nhưng cũng không thể đảm bảo 100% không xảy ra tai biến trong quá trình sinh mổ. Người được gây mê, gây tê có thể bị sốc thuốc chẳng hạn. Hay là việc sinh mổ cũng sẽ để lại một vết sẹo ngoài da, nếu như người mẹ có cơ địa sẹo lồi thì vết sẹo sẽ không được thẩm mỹ. Đáng lưu ý hơn, vết sẹo trong tử cung nếu không lành tốt thì sau này nếu sinh các bé tiếp theo sẽ gặp khó khăn.

Tất tần tật những điều cần lưu ý về sinh thường và sinh mổ (2)

Sau sinh mổ người mẹ thường bị đau, nhất là khi thuốc hết tác dụng nên không thể chăm sóc được ngay cho em bé. Trẻ sinh mổ có sức đề kháng kém hơn như đã nói ở trên vì bé được sinh trong môi trường vô trùng, không được tiếp xúc sớm với những lợi khuẩn.

Ngoài ra, em bé sinh thường khi đi qua âm đạo của mẹ, âm đạo chật bóp chặt lồng ngực bé khiến những chất dịch trong phổi trào xuất ra ngoài giúp em bé đỡ bị viêm phổi, nở phổi và hoạt động tốt hơn. Còn bé sinh mổ lấy thai ra qua tử cung thì tử cung không bóp lồng ngực của em bé nên em bé cần được hút nhớt nhiều hơn.

Việc sinh mổ hiện nay là khá phổ biến, nhưng mẹ cần lưu ý nhiều vấn đề sau sinh để cơ thể nhanh chóng phục hồi và đảm bảo sức khỏe của bé phát triển toàn diện. Trong khi chờ sữa về sau mổ (2 – 6 ngày) mẹ nhớ cho bé ăn sữa ngoài bằng bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con.

Chăm sóc mẹ sinh thường và sinh mổ

Người mẹ sinh thường ngay sau khi sinh đã có thể đi lại, ăn uống bình thường. Người mẹ sinh mổ phải chờ bụng có nhu động ruột rồi mới bắt đầu uống nước – uống sữa – ăn cháo – ăn cơm. Phải chịu đau ở vết mổ. Người mẹ có thành bụng dày còn có thể bị hở vết mổ nên việc chăm sóc vết mổ sau sinh cũng cần quan tâm nhiều.

Sau sinh các mẹ nên đi lại, vận động nhiều chứ không phải kiêng vận động tới 6 tháng sau sinh như nhiều người thường nói. Bởi việc vận động đúng cách không những giúp các mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon thả mà còn tốt cho việc phục hồi sức khỏe của các sản phụ như tuần hoàn máu huyết lưu thông tốt, cơ thể thoải mái, dễ chịu, giảm đau nhanh, vết thương mau lành, tăng nhu động ruột, tránh bị táo bón trong thời kỳ hậu phẫu, hậu sản… Sau sinh mổ 1 – 2 năm là thời gian an toàn để mẹ có thai trở lại.

Nguồn: Tổng hợp