Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Các sản phẩm tiện tích phục vụ cho cuộc sống cũng ngày một cải tiến. Trong đó, các sản phẩm tã bỉm vệ sinh cho bé cũng không ngoại lệ. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các loại tã, bỉm. Chúng vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng linh hoạt nhu cầu sử dụng. Nên việc chọn mua tã bỉm cho con là điều khiến các bậc phụ huynh băn khoăn. Mua tã bỉm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Nên dùng tã dán hay tã quần? Chọn loại nào thoáng khí và ít bị hăm tã? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những băn khoăn này!
Các loại tã, bỉm cho trẻ sơ sinh
Chắc chắn các mẹ đều được nghe nhiều đến các loại miếng lót sơ sinh hay tã dán, tã quần rồi. Nhưng cũng chắc chắn rằng không phải tất cả trong số này phân biệt rõ ràng được mỗi loại, cũng như công dụng, cách dùng thế nào cho hợp lí? Đặc biệt là với các bạn làm mẹ lần đầu.
Mỗi sản phẩm dành cho trẻ em đều cần đạt những tiêu chí là độ an toàn, tiện lợi và được làm bằng các chất liệu mềm mại, êm ái khi tiếp xúc với làn da mỏng manh của bé. Khi cân nhắc chọn mua bỉm tã cho bé cũng dựa trên tiêu chí này, các mẹ có thể so sánh ưu nhược điểm của mỗi loại tã bỉm mình sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bé.
Tã dán cho trẻ sơ sinh
Miếng lót cho trẻ sơ sinh
Miếng lót sơ sinh dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Lúc này bé đi vệ sinh còn rất ít và bé còn rất nhỏ nên chưa dùng đến tã dán hay bỉm. Miếng lót sơ sinh có kích thước to tầm bàn tay mẹ, rất mềm. Mặt sau dính được cố định vào tã chéo (tã vải) hoặc quần đóng bỉm.
Thời điểm để sử dụng tã giấy cho bé nên là lúc bé mới chào đời, lúc này mẹ cần dùng miếng lót phân su từ 5 – 10 lần trong ngày. Tùy theo mỗi bé và điều kiện thời tiết mỗi thời điểm mà mẹ có thể dùng miếng lót phân su hoặc tã giấy cho bé.
Ưu điểm của tã giấy là việc thay thế nhanh chóng và thời gian thay miếng tã chỉ từ 2 – 3 tiếng nên không gây hăm tã, tuy nhiên trong 1 – 2 tháng đầu đời thì việc đi tiểu của bé còn khá ít do đó mẹ có thể dùng tã giấy cho bé mà không tốn nhiều chi phí lại tiện lợi.
Bỉm cho bé
Bỉm cũng được chia thành nhiều size: Newborn: 0-5kg, size S: 4-8kg, size M: 6-11kg, size L: 9-14kg và size XL: 12-22kg.
Từ 3 tháng trở lên bé sẽ dần đi vệ sinh ít hơn. Do tùy từng bé mà lượng phân cũng sẽ nhiều hơn và khoảng 1-3 ngày đi ị một lần, khi này bé đi tiểu cũng sẽ dần cách nhau thời gian lâu hơn.
Bỉm dán
Tã dán cho trẻ sơ sinh (hay bỉm dán) có hình dáng như 1 chiếc quần với 2 miếng dán 2 bên để cố định. Khả năng thấm hút tốt. Được thiết kế với các rãnh chống tràn và phần thun ở chân, ôm vào mông đùi bé để đảm bảo chất thải của bé được giữ lại ở bên trong khi nó nhiều hơn. Có một chút bất tiện khi dùng tã dán là miếng dán có thể bị bong ra do chất lượng miếng dán không thật tốt hay bé cử động mạnh…sẽ gây mẩn ngứa, làm xước da bé.
Giúp mẹ dễ dàng thao tác khi mặc và tháo bỉm cho bé, không khác gì về độ tiện lợi và khả năng thấm hút so với một chiếc bỉm quần.
Tuy nhiên, chiếc bỉm dán lại có thể gây cọ xát khi bé đã bắt đầu biết bò, trườn, các cử động của bé sẽ khiến bỉm bị xô lệch và cọ xát vào người bé.
Bỉm quần
Tã quần (hay gọi làm bỉm, bỉm quần) thì có cấu tạo tương tự như tã dán nhưng liền cạp và sẽ mặc cho bé bằng cách xỏ chân như mặc quần. So với tã dán thì tã quần thường có loại size to hơn, khả năng thấm hút, chống tràn và cố định tốt hơn. Bạn cũng không sợ miếng dán làm xước da bé, rất phù hợp khi trẻ lớn hơn, hoạt động nhiều hơn mà không lo lỏng, tuột. Nhưng tã quần thì thường có giá bán đắt hơn tã dán.
Tóm lại. với những điểm tổng quát về các loại bỉm tã trên thị trường, những ưu điểm và cả nhược điểm khi ba mẹ sử dụng cho con, để có thể đưa ra lựa chọn nên dùng bỉm tã loại nào tốt cho bé vừa tiết kiệm chi phí nhất lại giúp cho bé cảm thấy thoải mái và luôn luôn khô ráo, vệ sinh.