Thế giới nghiêng ngả chỉ vì 1 động vật nặng…2mg

chứng bẹp đầu ở trẻ
Tại Việt Nam, Năm 2015 là năm dịch Sốt xuất huyết (SXH) bùng phát với 82,000 ca mắc bệnh, trong đó có 52 người tử vong. Sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt thì Zika – virus gây teo não, viêm đa rễ thần kinh và mù lòa lại bùng phát và lây lan với tốc độ chóng mặt, đe dọa sức khỏe cộng đồng và nhất là mẹ bầu và thai nhi. Zika chưa có mặt tại Việt Nam nhưng đã xuất hiện tại gần 50 quốc gia và các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan. Đăc biệt, virus Dengue – virus gây bệnh SXH và virus Zika đều do muỗi Vằn (muỗi Aedes) truyền bệnh.
Muỗi – động vật bé nhỏ nặng chỉ 2mg nhưng khiến cả thế giới phải lao đao, nghiêng ngả. Những căn bệnh nguy hiểm như Sốt xuất huyết, Sốt rét, Sốt vàng da, Viêm não Nhật Bản, Zika đều do muỗi là vật trung gian truyền bệnh.
1. Đặc tính của Muỗi Vằn (muỗi Aedes)
Muỗi Vằn (muỗi Aedes) phân bố nhiều ở các khu vực khí hậu nhiệt đới. Nó gồm 2 chủng là muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus (còn gọi là muỗi hổ châu Á).
Aegypti thường đẻ trứng ở các nơi chứa nước sạch trong nhà như lọ hoa, bồn nước…Trong khi đó, muỗi Albopictus thích đẻ trứng ở các hốc cây, kẽ lá, dụng cụ chứa nước có nhiều lá cây. Điều này cho thấy muỗi Vằn có ở khắp nơi, không chỉ ở nông thôn, vùng đồng bằng, kênh rạch mà ngay cả ở đô thị, nơi mật độ dân cư cao cũng và rất dễ bùng phát dịch bệnh. Điển hình là đợt bùng phát dịch SXH năm 2015 diễn ra tại HCM, HN, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong vòng đời của mình, một con muỗi có thể đẻ được 500 quả trứng, đặc biệt số trứng đẻ ra sẽ tỉ lệ thuận với lượng máu mà muỗi hút được. Trứng của muỗi vằn có thể chiu được khô hạn trong 1 năm và vẫn nở thành loăng quăng khi gặp nước. Do đó, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hoặc nồm ẩm sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho muỗi và trứng muỗi phát triển.
2. Chủ động chống muỗi HIỆU QUẢ & AN TOÀN
Với dư âm của dịch SXH, nguy cơ xâm nhập của virus Zika cùng thời tiết nồm ẩm vào miền Bắc, nóng ẩm của miền Nam trong thời điểm Tháng 3, 4 sẽ là điều kiện để muỗi Vằn phát triển và truyền bệnh.
Vì vây, ngay từ hôm nay, mỗi gia đình nên chủ động chống muỗi, đặc biệt là cho mẹ bầu và trẻ nhỏ – những đối tượng dễ bị muỗi tân công, truyền bệnh và để lại hậu quả nặng nề nhất. Mẹ nên chủ động:
• Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống, không để dư nước trong chai, lọ quanh nhà
• Mắc màn (mùng) khi đi ngủ
• Sử dụng các loại kem chống muỗi hàng ngày, nhất là khi ra vườn, đi du lịch…
Tuy nhiên, khi lựa chọn kem chống muỗi, các Mẹ cần có sự hiểu biết để chống muỗi AN TOÀN và HIỆU QUẢ cho bản thân và gia đình, tránh tiền mất tật mang. Mẹ nên chọn SP chống muỗi có thành phần tự nhiên, TRÁNH sử dụng các sản phẩm hóa chất chứa DEET (Diethyltoluamide).
DEET là hoá chất chống muỗi và côn trùng, có tác dụng mạnh nên chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai; trẻ từ 2-12 tuổi chỉ được sử dụng SP có chứa DEET với hàm lượng 10% trở xuống. Trong khi đó, các SP chống muỗi trên thị trường có hàm lượng DEET khoảng 13% (vượt ngưỡng an toàn cho phép).
Mẹ có thể sử dụng Chống muỗi Chicco, không DEET, có thành phần tự nhiên với hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây Bạch đàn Úc giúp chống lại các loại muỗi nguy hiểm như muỗi Vằn. Đặc biệt, Duy nhất Chống muỗi Chicco được Viện Vệ sinh Dịch tễ TW khảo nghiệm sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai; được Bộ Y Tế Việt Nam và Cơ quan quản lý ở trên 100 quốc gia (Mỹ, Nhật, EU…) cấp giấy phép lưu hành. Do đó, Chống muỗi Chicco không chỉ hiệu quả mà còn rất an toàn cho Bé, Mẹ bầu và cả gia đình.
Chống muỗi Chicco– Bảo vệ mẹ bầu, trẻ sơ sinh và cả gia đình khỏi muỗi vằn, Zika và sốt xuất huyết.
Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *