Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Sau sinh cần ở cữ bao lâu? Đây là câu hỏi mà những người sắp làm mẹ hay cả những bà mẹ vừa sinh con đều không khỏi băn khoăn. Những quan niệm trái chiều về chuyện kiêng cữ sau sinh sẽ được Bibo Mart  làm rõ trong bài viết dưới đây. Mời mẹ đón đọc!

 

1. Mẹ sau sinh cần ở cữ bao lâu?

thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu

 

Mẹ mất nhiều sức lực trong quá trình vượt cạn; thế nên cơ thể sau sinh thường yếu ớt, mẫn cảm, dễ đổ bệnh. Vì thế, phụ nữ sau sinh cần có một khoảng thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức mà dân gian thường gọi là ở cữ.

Nếu trước kia, khi đời sống chưa được đầy đủ và khoa học chưa phát triển như hiện nay thì việc kiêng cữ sau sinh sẽ rất vất vả. Thường thì phụ nữ sau sinh sẽ phải ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày trong căn phòng khép kín; với hàng loạt yêu cầu khắt khe từ người lớn và những người đã có kinh nghiệm sinh nở.

Thế nhưng y học hiện đại ngày nay đã khẳng định rằng, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi 1-1,5 tháng sau sinh là đã có thể trở về cuộc sống bình thường. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa sẵn có và sức khỏe của mẹ sau sinh. Những mẹ sinh mổ hoặc khó sinh sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn mẹ sinh thường.

 

2. Lý giải về những quan niệm kiêng cữ sau sinh

thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu

 2.1. Phụ nữ sau sinh phải kiêng tắm gội

Trước kia, các bà, các mẹ của chúng ta phải kiêng tới cả tháng trời mới được tắm gội. Vì việc tắm gội diễn ra tại nhà tắm ở sân vườn, không kín gió, có thể khiến bà đẻ dễ cảm lạnh, trúng gió.

Nhưng hiện nay, mẹ có thể tắm ngay trong phòng kín, dưới vòi hoa sen và nước ấm. Không nên tắm bồn vì ngâm mình trong nước sẽ ảnh hưởng tới vết thương chưa lành. Thời gian tắm gội không nên quá 20 phút. Thời gian mẹ có thể bắt đầu tắm bằng nước ấm là 3-4 ngày và có thể gội đầu là từ 7-10 ngày sau sinh.

Việc tắm gội sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên cơ thể mẹ. Vì sau sinh, sự thay đổi hormone đột ngột sẽ khiến mẹ ra mồ hôi nhiều, có mùi hôi khó chịu. Được tắm gội sạch sẽ giúp cơ thể thoải mái, các lỗ chân lông được thông thoáng. Quan trọng là vi khuẩn không có cơ hội làm hại đến sức khỏe mẹ và bé.

 

2.2. Sau sinh phụ nữ không nên mang vác vật nặng

Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Vì khi mẹ mang vác nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đường sinh sản. Những việc nặng nhọc, mẹ nên nhờ chồng hoặc người thân làm giúp.

Dù vậy, không có nghĩa là mẹ chỉ nằm im trên giường. Khoa học chứng minh rằng, mẹ không hoạt động sẽ làm chậm quá trình lành vết thương ở tầng sinh môn. Vì vậy, mặc dù mẹ không mang vác nặng nhưng nên đi lại vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành và sức khỏe nhanh hồi phục hơn.

 

2.3. Thực đơn ở cữ phải kiêng khem

Sau khi sinh, mẹ cần bồi bổ nhiều dinh dưỡng để hồi phục cơ thể và có sữa cho con bú. Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Nhưng không chỉ có món cháo chân giò nhiều dinh dưỡng; mà các loại thực phẩm khác, rau, củ, quả cũng rất tốt cho cơ thể mẹ sau sinh. Thực đơn ăn cữ nên chế biến đa dạng để tránh cảm giác ngán khi phải ăn đi ăn lại vài món.

>>> Xem thêm: Mẹ muốn sữa về không ngớt nhất định phải ăn một vài thực phẩm này

2.4. Sau sinh chưa nên “gần gũi” với chồng ngay

Khoa học chứng minh, chỉ cần “cô bé” đã lành vết thương và tâm lý sẵn sàng cho chuyện ấy; thì không cần tới 3 tháng 10 ngày, hai vợ chồng có thể quan hệ trở lại. Thông thường, thời gian tối thiểu để cô bé lành là 6-8 tuần sau sinh. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý quan hệ nhẹ nhàng và dùng bao cao su để tránh thai an toàn.

 

Trên đây là các mốc thời gian kiêng cữ sau sinh để giúp mẹ biết thời gian ở cữ bao lâu là đủ. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ sắp vượt cạn và chuẩn bị cho thời gian ở cữ thật khoa học nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục