Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày đầu

Nhiều mẹ Việt đang tìm hiểu về phương phápăn dặm kiểu Nhật; với mong muốn mang đến bữa ăn chất lượng, phong phú cho con yêu. Trong bài viết dưới đây, Bibo Mart sẽ giới thiệu đến mẹ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé trong 30 ngày đầu. Mời mẹ cùng tham khảo!

 

1. Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp dinh dưỡng được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng trong giai đoạn phát triển đầu đời của con yêu. Nuôi dạy trẻ theo phương pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ trẻ phát triển vị giác, kích thích khả năng phân biệt mùi vị thức ăn thông qua việc nấu riêng biệt từng món và không trộn lẫn thức ăn giống phương pháp truyền thống.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng xử lý thức ăn nhờ việc tăng độ thô của thực phẩm một cách hợp lý.
  • Tập cho trẻ thói quen ăn nghiêm túc, hình thành tính tự lập ngay từ khi còn bé, mẹ không cần bật tivi, điện thoại hoặc bế rong để dỗ dành con ăn. 
  • Do các món ăn được nấu riêng nên mẹ có thể dễ dàng khắc phục sự cố và nhận biết các trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ.
n dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển giác quan tốt hơn
Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển giác quan tốt hơn

2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày 

Ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp hoàn hảo của các loại thực phẩm dinh dưỡng, tạo nên thực đơn đa dạng, đủ chất và hợp khẩu vị trẻ nhỏ. Bibo Mart xin gửi đến mẹ thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật để mẹ dễ dàng tham khảo cách chế biến nhiều món ăn vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu.

>> Xem thêm: Cháo ăn dặm – cháo ăn liền ngon, bổ dưỡng, tiện lợi cho bé 

 

Ngày 1,2,3

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 1,2,3 là món cháo bột.

– Mẹ chuẩn bị ½ chén nhỏ bột gạo và nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lệ 1:10 (tức 1 phần bột gạo và 10 phần cháo).

– Thêm 300ml nước dùng dashi và tiếp tục nấu đến khi cháo đạt độ loãng gần với sữa mẹ.

*** Lưu ý: Bột gạo nấu đến khi nở cần lọc qua 1 lần rây cho nhuyễn.

Món cháo bột rất thích hợp để trẻ tập làm quen với việc ăn dặm
Món cháo bột rất thích hợp để trẻ tập làm quen với việc ăn dặm

Ngày thứ 4,5

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 4, 5 gồm cháo trắng và cà rốt nghiền.

– Mẹ nấu cháo trắng với nước dashi theo tỷ lệ 1:10.

– Cà rốt hấp chín và rây nhuyễn, sau đó đun nóng cùng cháo.

*** Lưu ý: Nếu cháo đặc, mẹ chỉ cần đổ thêm nước dùng dashi và tiếp tục đun đến khi cháo nở đều.

Sau 3 ngày ăn cháo trắng, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn cháo loãng cùng cà rốt nghiền
Sau 3 ngày ăn cháo trắng, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn cháo loãng cùng cà rốt nghiền

Ngày thứ 6 ăn dặm

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 6 gồm cháo trắng và su su.

– Mẹ nấu cháo với nước dashi theo tỷ lệ 1:10.

– Su su hấp chín rồi rây mịn, sau đó cho vào nồi cháo và nấu khoảng 15 phút. Mẹ có thể nấu cháo và hấp su su riêng rồi cho vào máy xay nhuyễn.

 

Ngày thứ 7 ăn dặm

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 7 gồm cháo trắng và bí đỏ.

– Mẹ nấu cháo với nước dashi theo tỷ lệ 1:10.

– Với bí đỏ, mẹ hấp chín rồi dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc cho vào máy sinh tố xay mịn và nấu cùng cháo trong khoảng 1 phút. Ngoài ra, mẹ có thể thêm su su nghiền cùng ít nước dashi để hỗn hợp loãng hơn.

 

Ngày thứ 8 ăn dặm

Sau 7 ngày cho bé làm quen với cháo bột gạo nấu nước dashi, sang tuần thứ 2 mẹ có thể cho bé ăn đa dạng hơn. Khởi đầu là món súp khoai tây nghiền.

– Mẹ hấp chín khoai tây. Sau đó ghiền nhuyễn và đổ từ từ nước dùng dashi để đảm bảo súp có độ sệt, vừa đủ dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị của bé.

 

Ngày thứ 9 ăn dặm

Mẹ bổ sung cho bé khoai lang nghiền (20ml) và sữa đậu nành (15ml) trong thực đơn ăn dặm ngày thứ 9.

– Tương tự như cách làm khoai tây nghiền, mẹ chỉ cần hấp chín và rây mịn khoai lang. Sau đó cho vào nồi nấu chín cùng 100ml nước dashi.

– Để tránh tình trạng hỗn hợp bị cháy và vón cục thì mẹ nên khuấy đều, khuấy liền tay khi nấu.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 9
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 9

Ngày thứ 10 ăn dặm

Thực đơn ngày thứ 10 ăn dặm kiểu Nhật cho bé gồm 20ml khoai nghiền, sữa 10ml và rau chân vịt rây nhuyễn.

– Mẹ nấu khoai nghiền tương tự theo cách trên.

– Để chế biến rau chân vịt (cải bó xôi) rây nhuyễn, mẹ chỉ cần nấu hỗn hợp rau sau đó rây nhuyễn cùng nước lọc hoặc nước dashi. Rau chân vịt chứa nhiều sắt và dinh dưỡng nên ở Nhật, các mẹ thường cho bé ăn ngay từ giai đoạn ăn dặm.

 

Ngày thứ 11 ăn dặm

Ở bữa ăn dặm ngày thứ 11, mẹ cho bé ăn 10ml cà chua rây nhuyễn +15ml cháo cải bó xôi cùng nước dashi dinh dưỡng.

– Mẹ nấu cháo cải bó xôi theo tỷ lệ 1:10 cùng nước dashi. Cải bó xôi sau khi luộc chín sẽ rây mịn và cho vào nồi nấu cùng cháo.

– Mẹ nên luộc chín cà chua để bỏ vỏ và tách hạt dễ dàng, sau đó dùng máy sinh tố xay nhuyễn.

>> Xem thêm: Top 10+ cháo ăn liền cho bé tốt nhất 2023

 

Ngày thứ 12 ăn dặm

– Cháo nấu theo tỉ lệ 1:10 cùng nước dùng dashi hoặc nước rau củ thanh mát. Mẹ có thể thêm vào cháo một chút phô mai để tăng độ béo ngậy và kích thích vị giác cho bé.

– Cà chua nghiền nhuyễn (tách vỏ, bỏ hạt để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé).

– Tráng miệng bằng sữa chua làm từ sữa mẹ hoặc sữa chua không đường.

 

Ngày thứ 13 ăn dặm

– Mẹ nấu cháo su su nghiền, thêm vài giọt dầu olive nguyên chất để bổ sung dinh dưỡng và chất béo cho bé.

– Sữa đậu nành mẹ nấu.

– Đậu phụ non với hàm lượng ít (bé chỉ cần ăn 1 ô vuông nhỏ là vừa đủ).

 

Ngày thứ 14 ăn dặm

Ở ngày ăn dặm thứ 14, bé đã đủ cứng cáp để ăn cháo đặc nên mẹ có thể tăng độ thô từ tỷ lệ 1:10 lên 1:7.

– Cháo bột gạo (tỷ lệ 1:7).

– Bí đỏ nghiền phô mai.

– Hành tây nghiền ¼ củ cùng 50ml nước dùng dashi.

Bắt đầu từ ngày thứ 14, mẹ có thể bổ sung phô mai vào thực đơn ăn dặm của con
Bắt đầu từ ngày thứ 14, mẹ có thể bổ sung phô mai vào thực đơn ăn dặm của con

Ngày thứ 15 ăn dặm

– Cháo bí đỏ phô mai (mẹ có thể dùng phô mai Nhật dành cho trẻ sơ sinh).

– Khoai tây nghiền nấu cùng nước dùng dashi.

– Nước ép táo với tỷ lệ 1 phần nước táo và 5 phần nước lọc, bé mới uống nước hoa quả nên chỉ uống loãng để tốt cho cơ thể. Mẹ cắt táo thành miếng nhỏ, sau đó hấp chín, nghiền và rây lấy nước cốt.

>> Xem thêm: Công thức nấu cháo trứng gà ăn dặm cho bé khỏe mạnh, thông minh

 

Ngày thứ 16 ăn dặm

– Cháo su su 15ml nấu cùng nước dashi, thêm vài giọt dầu óc chó.

– Cà chua nghiền.

 

Ngày thứ 17 ăn dặm

– Cháo bí đỏ trộn sữa

– Sữa chua táo nghiền. Mẹ nên dùng sữa chua không đường khi kết hợp cùng trái cây cho con ăn, táo bỏ vỏ rây nhuyễn hoặc dùng máy xay cùng sữa chua.

 

Ngày thứ 18 ăn dặm

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đa dạng món, đủ chất và không gây nhàm chán cho bé. Ở bữa ăn dinh dưỡng ngày thứ 18, mẹ có thể cho bé ăn súp khoai tây, hành tây trộn sữa, bắp cải tím nghiền và nước trái cây.

 

Ngày thứ 19 ăn dặm

– Cháo bột gạo tỷ lệ 1:7.

– Súp khoai tây và hành tây nghiền rắc thêm phô mai béo ngậy.

– Tráng miệng bằng táo nghiền.

 

Ngày thứ 20 ăn dặm

Mẹ cho bé ăn khoai lang nghiền + cà chua với hàm lượng vừa đủ, tránh tình trạng đầy bụng.

 

Ngày thứ 21 ăn dặm

– Cháo bột gạo tỷ lệ 1:7.

– Soup khoai lang đậu nành (khoảng 20ml).

– Bí ngòi và bắp cải tím (15ml).

 

Ngày thứ 22 ăn dặm

– Cháo yến mạch (40ml) cùng 2,5ml dầu olive siêu nguyên chất. Yến mạch là thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của bé nên 1 tuần mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3 bữa cháo yến mạch thay cho cháo gạo thông thường.

– Cà rốt nghiền, trộn cùng sữa mẹ (30ml).

– Bí ngòi nghiền (20ml).

 

Ngày thứ 23 ăn dặm

– Cháo dashi (30ml)

– Khoai tây nghiền, đậu phụ non (20ml).

– Chuối nghiền (10ml).

 

Ngày thứ 24 ăn dặm

– Cháo bột gạo (30ml), thêm vài giọt dầu óc chó.

– Bí ngòi nghiền (20ml).

– Đậu phụ non (15ml).

 

Ngày thứ 25 ăn dặm

– Cháo dashi (30ml).

– Soup bí đỏ đậu nành (khoảng 20ml).

– Su su nghiền (15ml).

 

Ngày thứ 26 ăn dặm

– Cháo su su (30ml) rắc thêm phô mai dinh dưỡng.

– Cà rốt nghiền (20ml).

– Đậu phụ non tự làm (15ml).

 

Ngày thứ 27 ăn dặm

– Cháo rây (30ml), thêm vài giọt dầu óc chó.

– Bắp cải tím nghiền (10ml).

– Bí ngòi nghiền (10ml).

 

Ngày thứ 28 ăn dặm

– Cháo cà chua nấu với nước dashi (30ml), thêm giọt dầu olive siêu nguyên chất.

– Hành tây nghiền (20ml).

– Đậu phụ non nghiền nhuyễn (20ml).

Cháo cà chua nấu với nước dashi 
Cháo cà chua nấu với nước dashi

Ngày thứ 29 ăn dặm

– Cháo bột nấu với nước dashi 30ml, rắc thêm phô mai dinh dưỡng.

– Soup khoai tây đậu nành (khoảng 20ml).

– Bí đỏ nghiền (20ml).

 

Ngày thứ 30 ăn dặm

– Cháo rau chân vịt (40ml).

– Cá lóc nghiền nhuyễn (15ml).

– Nước trái cây (20ml).

Sau khi kết thúc thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể cho bé hấp thụ thêm chất đạm từ cá. Do hệ tiêu hóa của bé còn yếu, khó hấp thụ dinh dưỡng từ thịt nên mẹ có thể ưu tiên cho bé ăn 2 – 3 bữa cá/tuần để bổ sung protein cho cơ thể bé.

Trên đây là nội dung chi tiết về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày cho bé. Mẹ đừng quên đón đọc các bài viết của Bibo Mart để nắm bắt thêm nhiều thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc con yêu!