Ăn dặm kiểu Nhật đang trở thành phương pháp tập ăn được nhiều mẹ Việt áp dụng cho con yêu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết áp dụng cách tập ăn này sao cho đúng chuẩn để bé ăn ngon, ăn ngoan, phát triển toàn diện. Mời mẹ tham khảo ngay thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi để nuôi bé lớn khỏe do Bibo Mart tổng hợp!
1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ đánh giá là “cuộc cách mạng” trong nhận thức khi chăm con. Đây là kiểu ăn cháo lỏng rây qua lưới vào những tuần đầu để bé quen với việc ăn thìa và thức ăn khác ngoài sữa. Sau đó, chuyển dần ăn cháo đặc kèm rau củ. Tiếp đến là cho bé ăn cơm từ nhão đến đặc kèm với cá, thịt, rau củ… Phương pháp này sẽ tập cho bé kỹ năng nhai, kỹ năng bốc thức ăn bằng tay, ghim thức ăn bằng nĩa, xúc bằng thìa. Khi đó, bé sẽ cảm thấy thú vị với bữa ăn của mình chứ không phải bị “tra tấn”. Đặc biệt, mẹ sẽ thấy “nhàn tênh” khi chăm bé.
Bác sỹ Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết: Ăn dặm kiểu Nhật phải theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ một nhóm thực phẩm đến bốn nhóm thực phẩm, đồng thời phải chú ý đến tâm lý của trẻ, cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi ăn, tránh trường hợp ép trẻ quá mức khiến trẻ trở nên sợ ăn. Bước đầu nếu tuân thủ đúng sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt về sau.
2. Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi
2.1. Giai đoạn 5 – 6 tháng:
– Độ thô của cháo: Tỷ lệ 1 bột gạo/10 nước.
– Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.
– Không nêm bất cứ loại gia vị nào như đường, muối, nước mắm, dầu ăn.
>>> Xem thêm: Có nên sử dụng gia vị cho bé ăn dặm hay không?
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng
2.2. Giai đoạn 7 – 8 tháng:
– Độ thô của cháo: Tỷ lệ 1 bột gạo/7 nước (10gr bột gạo với 70ml nước).
– Giai đoạn này chưa cần nêm gia vị, nếu mẹ vẫn muốn nêm thì chỉ thêm một lượng cực nhỏ.
– Ngoài hai giờ ăn chính, mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với chuối nạo, đu đủ nghiền, xoài nạo, nước cam loãng…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 – 8 tháng
2.3. Giai đoạn 9 – 11 tháng:
– Thời gian này bé có thể ăn cháo hạt vỡ, hoặc cơm nát. Độ thô của cháo: Tỷ lệ 1 gạo/5 nước.
– Giai đoạn này mẹ có thể nêm nhạt.
– Ngoài hai giờ ăn chính, mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với chuối nạo, đu đủ nghiền, xoài nạo, nước cam loãng… Ăn thêm sữa chua, bánh ăn dặm.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care