Top 7 thực phẩm ăn dặm nếu đun lại sẽ gây độc cho trẻ

hiện tượng ở trẻ sơ sinh

Một số thực phẩm sau khi đã chế biến xong, nếu còn thừa và được đem hâm nóng lại lần hai thì sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại; đồng thời bị giảm sút đi lượng dưỡng chất vốn có ban đầu đi đáng kể. Vì thế, mẹ cần lưu ý khi dùng 7 loại thực phẩm không nên hâm lại sau khi nấu đồ ăn dặm cho bé. Mời mẹ đón đọc bài tổng hợp dưới đây của chuyên gia Bibo Care!

1. Nấm

Nấm, với hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được cá mẹ ưa chuộng để chế biến thành các món xào, súp hoặc cháo nấm cho bé ăn. Tuy nhiên khi chế biến món nấm thơm ngon xong, tốt nhất là mẹ nên cho con ăn càng sớm càng tốt. Do nấm chứa nhiều loại protein dễ bị biến đổi; có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nếu bị hâm nóng lại nhiều lần.

2. Trứng

Các món ăn làm từ trứng đều nên cho bé ăn ngay sau khi chế biến. Bởi trứng rất giàu protein, nếu đun đi đun lại nhiều lần sẽ dễ bị biến chất, mất chất. Ăn trứng hâm lại thậm chí còn khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.

3. Khoai tây

Khoai tây là loại tinh bột bổ dưỡng, vị thơm mềm dễ nuốt, thích hợp cho các bé ăn dặm. Tuy nhiên mẹ không nên cho bé ăn khoai tây đã chế biến lại nhiều lần. Khoai tây hâm nóng lại sẽ bị giảm sút hàm lượng dinh dưỡng ban đầu; dù khiến bé cảm thấy no nhưng lại không cung cấp đủ dưỡng chất.
Những thực phẩm không nên hâm lại nhiều lần
Khoai tây hâm lại nhiều lần sẽ không còn giữ giá trị dinh dưỡng

4. Cần tây

Cần tây giàu chất xơ, vitamin K, C, B và khoáng chất như photpho, kali; rất thích hợp để nấu các món cháo, súp thịt bò cho bé. Thế nhưng, nếu mẹ muốn hâm món cháo của con, hãy nhớ bỏ hết cần tây ra trước khi làm nóng lại. Do hàm lượng nitrate trong cần tây rất cao; khi đun lại lần hai sẽ sản sinh ra chất độc hại gây ung thư.

5. Cải bó xôi

Giống như cần tây, cải bó xôi cũng là loại rau chứa nhiều nitrate; dễ biến thành nitrit độc hại khi bị đun lại. Do đó, mẹ nên chú ý chỉ nấu lượng rau vừa đủ trong bữa ăn của bé; và tuyệt đối không cho bé ăn rau cải bó xôi đã hâm lại nhiều lần.
Thực phẩm không nên hâm đi hâm lại
Cái bó xôi đun lại có thể tạo ra nhiều độc tố

6. Củ cải

Củ cải đường cũng chứa hàm lượng nitrate rất cao, tương tự như rau cải bó xôi hay cần tây. Sau khi đã được chế biến, nếu củ cải được tiếp tục hâm nóng lại thì các chất dinh dưỡng quý giá trong loại củ này sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa; ảnh hưởng đến ruột non của trẻ, gây đau bụng.

7. Thịt gà

Khi hâm nóng thịt gà, các protein trong thịt sẽ biến đổi và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Do đó, mẹ chỉ nên dùng một lượng thịt vừa đủ để nấu một bữa cho con.
Trên đây là danh sách 7 thực phẩm không nên hâm lại khi nấu đồ ăn dặm cho bé. Mẹ cần hết sức lưu ý để tránh làm tổn hại đến hệ tiêu hóa non nớt của bé nhé! 

Theo Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *