Trẻ giật mình khóc thét: giải pháp dành cho mẹ thông thái

Theo một khảo sát tại Hoa Kỳ, có tới 20-30% trẻ nhỏ gặp các vấn đề về giấc ngủ. Nhiều trẻ giật mình khóc thét vào ban đêm mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Vậy đâu là giải pháp giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên ? Hãy cùng BiBo Mart giải đáp thắc mắc của ba mẹ thông qua bài viết dưới đây nhé !

trẻ giật mình khóc thét vào ban đêm
Trẻ hay giật mình khóc thét vào ban đêm
Trẻ ngủ hay giật mình, trằn trọc và quấy khóc có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của bé. Các chuyên gia hàng đầu về Nhi khoa đã khẳng định, việc bé hay giật mình, vặn mình và quấy khóc khi đang ngủ để lại những hậu quả cho cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng xấu đến trẻ:

  • Chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức và học tập.
  • Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Hormone tăng trưởng bị sụt giảm, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế.
  • Tăng áp lực máu não.
  • Ngưng thở.
  • Huyết áp cao.
  • Áp lực lớn trên tim dẫn đến tim đập nhanh. Nếu như việc này kéo dài, sức khỏe của bé chắc chắn sẽ không được đảm bảo.

Ảnh hưởng đến mẹ:

  • Stress, trầm cảm sau sinh.
  • Mất sữa do stress và thức đêm chăm con.
trẻ giật mình khóc thét vào ban đêm ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé
Trẻ giật mình khóc thét vào ban đêm ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé
Trẻ nhỏ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc thét giữa đêm có thể vì nhiều lý do. Hiện tượng này có thể chỉ là sinh lý bình thường nhưng cũng có nhiều trường hợp là dấu hiệu của một loại bệnh lý nào đó. Vì thế, ba mẹ nên lưu ý và tìm được giải pháp đúng đắn để giúp bé ngủ ngon giấc tự nhiên hơn.

Nguyên nhân trẻ thường giật mình, quấy khóc khi đang ngủ

1. Bị áp lực tâm lý:

Mẹ nên biết rằng hệ thần kinh của bé đang trong quá trình hoàn thiện, thiếu khả năng nhận thức để đối phó với những yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh. Do đó, khi tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn hoặc phim hành động, tín hiệu từ các thiết bị điện tử sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết trẻ nhỏ thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc và quấy khóc nhiều vào ban đêm.

2. Vấn đề về tiêu hóa:

Trẻ giật mình quấy khóc do có vấn đề về tiêu hoá
Trẻ giật mình quấy khóc do có vấn đề về tiêu hoá
Nhiều bé có thể gặp một số vấn đề về khả năng dung nạp protetin trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đôi khi, bé bị dị ứng với một số món ăn mà mẹ bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này khiến bé bị khó tiêu, ợ hơi, đầy chướng bụng làm cho trẻ khó chịu, ngủ không sâu giấc và hay quấy khóc vào ban đêm.

3. Sai giờ đi ngủ:

Các nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều bậc cha mẹ cho con lên giường quá sớm. Cơ thể của chúng chưa sản xuất đủ melatonin. Đây là chất điều tiết hóc môn quan trọng của giấc ngủ. Đó là lý do trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình và tỉnh dậy khóc thét giữa đêm. Việc cho bé ngủ quá muộn cũng có tác hại tương tự như vậy. Bởi khi trẻ vượt qua ngưỡng buồn ngủ, trẻ sẽ bị kích thích và khó chìm vào giấc ngủ hơn.

4. Rối loạn giấc ngủ nhịp điệu:

Không ít trẻ có thói quen “ngủ ngày cày đêm” khiến nhiều bậc cha mẹ vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, điều này hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Ban ngày, mẹ nên để ánh sáng chiếu vào phòng bé và sau khi mặt trời lặn. Hãy làm mờ ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là ánh sáng màu xanh da trời. Bởi vì ánh sáng xanh dường như có hiệu ứng đặc biệt mạnh mẽ và ức chế việc sản xuất melatonin, một chất quan trọng điều hòa giấc ngủ của trẻ. Và trong 2-3 giờ trước khi đi ngủ, hãy cẩn thận để tránh các hoạt động kích thích khiến bé khó ngủ.

5. Bé đói hoặc tã bỉm ướt:

 

Trẻ giật mình khóc thét do bé đói hoặc bỉm ướt
Trẻ giật mình khóc thét do bé đói hoặc bỉm ướt
Đối với trẻ nhỏ, thể tích dạ dày (bao tử) rất bé, nên cứ 2-3 tiếng con cần ăn 1 lần. Vì thế, mẹ nên lưu ý cho con ăn đúng bữa, tránh để trường hợp con bị đói quá mức, cáu gắt và quấy khóc nửa đêm.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi 100% bổ sung dinh dưỡng từ sữa nên bé sẽ đi vệ sinh liên tục. Nhiều bé rất nhạy cảm với việc bỉm tã bị ướt. Do đó, ba mẹ cũng nên lưu ý kiểm tra tã bỉm của bé thường xuyên nhé!

Mẹ thông thái trị chứng giật mình, quấy khóc cho con bằng tư duy khoa học

Tùy vào nguyên nhân của tình trạng bé giật mình khóc thét khi đang ngủ mà mẹ cần tìm những biện pháp khắc phục cho đúng cách.
Mẹ thông thái khắc phục tình trạng con giật mình khóc thét
Mẹ thông thái khắc phục tình trạng con giật mình khóc thét
  • Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ – có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
  • Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ: Ba mẹ cần biết, thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bú, bé chỉ bú được rất ít nên cứ 3-4h bé sẽ thức dậy một lần để bú. Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không bị gián đoạn nếu như con được bú no.
  • Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Nhiệt độ phòng nên duy trì ở 27 – 29 độ C, đảm bảo không gian yên tĩnh, giảm ánh sáng và tiếng ồn.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để phòng chống còi xương.
  • Sử dụng phối hợp các loại thảo dược dân gian như Tía tô đất, hoa Lạc tiên tây và hoa Đoạn lá bạc… giúp cải thiện nhanh tình trạng giật mình, trằn trọc, quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Trên đây là những nguyên nhân tại sao trẻ giật mình quấy khóc và ban đêm được tổng hợp bởi các chuyên gia BiBo Care. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ phần nào trong việc hiểu con mình. Chúc bé con nhà các bạn khoẻ mạnh và ngoan ngoãn nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục