Trốn rạch tầng sinh môn khi sinh nhờ 7 bí quyết dưới đây

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật cắt rạch lớp mô nối giữa âm đạo và hậu môn để tạo đường ra rộng hơn cho em bé. Thủ thuật này thường được thực hiện khi mẹ bắt đầu rặn đẻ. Nhiều người cho rằng đây là thủ tục cần có trong mọi ca sinh nở. Tuy nhiên trên thực tế, điều này không hề được khuyến khích. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra lời khuyên hạn chế việc rạch tầng sinh môn trong các ca đỡ đẻ và chỉ thực hiện trong những trường hợp cực kì cần thiết.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ ở nữ. Về mặt giải phẫu, tầng sinh môn là khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. 

 

 

Rạch tầng sinh môn khi sinh con đầu tiên
                                                Rạch tầng sinh môn khi sinh con đầu tiên

Rách tầng sinh môn thường xảy ra trong lần sinh con đầu bằng phương pháp sinh thường. Đây là phương pháp cắt vùng da phía âm đạo xuống dưới hậu môn để tạo khoảng rộng cho em bé có thể chui ra dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Vừa hạn chế được tình trạng rách âm đạo do rặn đẻ vừa tránh được các vấn đề cho mẹ sau này

Nguyên nhân thai phụ phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường là vì:

  • Tầng sinh môn của người mẹ cứng, dày, hẹp. Âm hộ và tầng sinh môn phù nề do chuyển dạ kéo dài.
  • Trong các bệnh lý của mẹ cần cho thai ra ngoài nhanh để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ: như suy tim, tiền sản giật, cao huyết áp.
  • Thai nhi quá to.
  • Thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt.
Bí quyết cho mẹ bầu trốn rạch tầng sinh môn khi sinh
Bí quyết cho mẹ bầu trốn rạch tầng sinh môn khi sinh

7 Bí quyết giúp ẹm tránh rạch tầng sinh môn

1. Chọn người đỡ đẻ không thực hiện quy trình trên

Có khá nhiều người đỡ đẻ coi việc rạch tầng sinh môn là một thói quen cần thực hiện. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Vậy nên chọn được người có chung suy nghĩ về vấn đề này, bạn sẽ hạn chế nguy cơ phải rạch tầng sinh môn.

2. Đưa ra quyết định đúng đắn về phương pháp giảm đau

Trước khi sinh, bạn có thể được lựa chọn có hay không dùng thuốc gây tê. Trên thực tế, các bác sĩ không khuyến khích vì thuốc tê sẽ hạn chế khả năng rặn đẻ của mẹ. Một khi bạn không cảm nhận được các cơn đau đẻ, bạn sẽ khó mà thực hiện những cơn rặn hiệu quả. Quá trình ra ngoài của em bé từ đó cũng chậm lại. Trong trường hợp này, người đỡ đẻ bắt buộc phải thực hiện rạch tầng sinh môn để mở rộng lối ra cho em bé.
Nếu muốn chọn biện pháp gây tê, bạn nên yêu cầu sử dụng với liều lượng vừa đủ để cảm nhận được các kích thích và rặn đẻ hiệu quả hơn.

3. Không chọn tư thế nằm khi sinh

Có rất nhiều người cho rằng nằm ngả lưng mới là tư thế chuẩn khi sinh. Thế nhưng sự thực lại không phải vậy. Nằm ngả lưng khi sinh con sẽ khiến bạn bị mất trọng lực. Áp lực lên vùng xương chậu theo đó tăng lên. Điều này sẽ khiến các cơn rặn đẻ sẽ bị chậm dần. Em bé càng thêm khổ sở tìm khoảng trống vừa đủ để ra ngoài.
Nếu nhận thấy dấu hiệu khó ra ngoài của thai nhi, người đỡ đẻ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để mở rộng đường ra cho bé.
Ngoài tư thế nằm, bạn có thể chọn nhiều tư thế khác nhau. Khi bắt đầu chuyển dạ bạn có thể thử tư thế khiến mình thấy thoải mái và rặn đẻ dễ hơn.

4. Giúp thai nhi có tư thế thuận tiện cho sinh nở

Tư thế để bé dễ dàng ra ngoài đó là nằm ở tư thế hướng đầu xuống, mặt đối với xương sống và lưng áp với bụng mẹ. Trong tư thế này bé dễ xoay đầu và định vị được ống dẫn đẻ.
Rạch tầng sinh môn giúp bé có tư thế thuận tiện để ra ngoài
Rạch tầng sinh môn giúp bé có tư thế thuận tiện để ra ngoài
Nếu bạn muốn biết về tư thế của thai nhi trong bụng, hãy chủ động hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mình nhé. Trong trường hợp bé không nằm theo tư thế chuẩn như trên, bạn cần chuẩn bị tinh thần và lựa chọn tư thế đẻ tốt nhất để quá trình sinh nở được thuận tiện hơn.

5. Không rặn đẻ tùy ý

Cố gắng rặn đẻ nhiều không hẳn là điều tốt cho việc ra ngoài của bé. Rặn đẻ tùy ý dù không cảm thấy những cơn thúc từ bên trong có thể dẫn đến mất sức. Đầu em bé ra quá sớm trong khi âm đạo vẫn chưa mở rộng. Hai hệ quả này đều dẫn đến khả năng rạch tầng sinh môn để đỡ bé ra ngoài.
Bạn phải tuyệt đối lắng nghe cơ thể mình và biết khi nào em bé đã sẵn sàng ra ngoài. Rặn đẻ đúng lúc sẽ đảm bảo tư thế đúng cho bé và bạn không mất quá nhiều công sức.

6. Hỗ trợ cho tầng sinh môn

Để hạn chế khả năng phải rạch tầng sinh môn bạn nên nhờ người xung quanh chườm ấm cho vùng sinh môn khi bắt đầu rặn đẻ. Một khi lớp mô đang căng cứng được dãn ra một cách từ từ thì sẽ hạn chế được khả năng thực hiện thủ thuật nói trên.

7. Kiên nhẫn trong khi rặn đẻ

Trong lúc rặn đẻ, sẽ có lúc bạn thấy “bốc hỏa” và chỉ muốn nhanh để em bé mau chóng ra ngoài. Tuy nhiên, làm vậy chỉ khiến lớp mô giữa âm hộ và hậu môn bị căng ra đột ngột. Từ đó dẫn đến việc rạch tầng sinh môn. Hãy lắng nghe những cơn co thắt và thúc đẻ để rặn cũng như nghỉ hợp lý để lấy lại sức mẹ nhé.
Trên đây là những thông tin về tầng sinh môn mà các chuyên gia của BiBo tổng hợp. Hy vọng với những thông tin trên mẹ bầu sẽ biết cách hạn chế được tối đa sự đau đơn khi đi sinh. Chúc các mẹ “vượt cạn” thành công và an toàn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *