Cần tiêm trước khi mang thai những mũi tiêm nào? Khi nào nên đi tiêm?

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh, cơ thể người mẹ cần chuẩn bị một thể trạng tốt nhất để hạn chế bệnh cho con. Trong đó, có tối thiểu 5 mũi tiêm quan trọng mà mẹ nên tiêm trước khi mang thai. Những mũi tiêm đó là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây do chuyên gia của Bibo Mart tổng hợp!

 

Trước khi mang thai mẹ nào cũng phải tiêm 5 loại vắc xin quan trọng này
Mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai

1. Mũi tiêm Rubella

Mẹ mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai, thai lưu lên đến 90%. Loại vi-rút này ảnh hưởng tới não, mắt, tai và tim của trẻ. Nếu nghiêm trọng, có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời như câm điếc bẩm sinh, đục giác mạc,…; thậm chí là tử vong. Tuy nhiên khi mẹ phát hiện mình có thai, việc tiêm phòng rubella có thể khiến thai nhi bị nhiễm bệnh.

 

2. Mũi tiêm Sởi

Sởi cũng là một loại vi-rút lây nhiễm có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt,.., cho thai nhi khi sinh ra. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị nhiễm sởi sẽ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng; có thể bị lưu thai, thai chết non,…

 

3. Mũi tiêm Quai bị

Vi-rút quai bị vô cùng nguy hiểm với khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nó có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy các tế bào trứng, làm giảm khả năng thụ thai thành công. Các trường hợp có thể xảy ra khi mẹ mang thai mắc bệnh quai bị như: sinh non, dị tật bẩm sinh; nghiêm trọng là thai chết lưu. Tỷ lệ nguy hiểm sẽ cao hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Hiện nay, y học phát triển nên đã có vắc-xin kết hợp 3 trong 1. Do đó chỉ cần tiêm 1 mũi là chị em đã phòng được cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý phải ngừng tiêm mũi sởi – quai bị – rubella ngay lập tức khi phát hiện mình đã có thai. Tốt nhất nên tiêm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng và thời gian lý tưởng là 3 tháng.

4. Mũi tiêm Thủy đậu

Vào tuần thứ 8-20 ở đầu thai kỳ, mẹ nhiễm thủy đậu có thể dẫn tới sảy thai; hoặc gây dị tật cho thai nhi ở hộp sọ, tim. Mẹ tiêm phòng thủy đậu cũng sẽ giúp con có kháng thể, khi sinh ra có ít nguy cơ mắc bệnh hơn. Mũi tiêm này nên được tiêm trước khi mang thai ít nhất là 1 tháng; tốt nhất là 3 tháng. Mỗi mũi tiêm thủy đậu cần cách nhau tối thiểu 1 tháng.

 

5. Mũi tiêm Cúm

Trước khi mang thai mẹ nào cũng phải tiêm 5 loại vắc xin quan trọng này
Mẹ cần tiêm các mũi tiêm cách ít nhất 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng với thời điểm dự định mang thai

Mẹ bầu có hệ miễn dịch kém nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại bên ngoài; đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Trong thai kỳ, nếu mẹ bị cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi.

Vì thế, mẹ cần tiêm mũi cúm trước khi có thai 1 tháng. Nếu miễn dịch kém có nguy cơ mắc cúm trong thai kỳ, mẹ cũng có thể tiêm mũi bổ sung trong 3 tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ. Tuyệt đối không tiêm vào tam cá nguyệt thứ nhất để đảm bảo thai đã làm tổ và phát triển ổn định.

 

6. Một số mũi tiêm nên tiêm sớm trước khi mang thai

Ngoài những loại vắc-xin trên thì để chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho sự thụ thai, bạn cũng có thể tiêm phòng những loại vắc-xin dưới đây:

Trước khi mang thai mẹ nào cũng phải tiêm 5 loại vắc xin quan trọng này
Một số mũi tiêm khác mà mẹ có thể tiêm thêm trước khi mang thai

Viêm gan siêu vi B

  • Vi-rút viêm gan B rất dễ lây truyền và là nguyên nhân gây ra các tổn thương về gan, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan. Loại vi-rút này có thể lây truyền từ mẹ sang con, đe dọa tính mạng thai nhi.
  • Viêm gan B gồm 3 mũi tiêm, có thể kéo dài trong 7 tháng. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 6 tháng. Nếu như trước khi mang thai, bạn chưa hoàn thành đủ 3 mũi tiêm; thì khi có thai, bạn vẫn có thể tiếp tục tiêm bù.

Vi-rút viêm gan A

  • Vi-rút này không nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại nguy hiểm cho mẹ. Nếu bệnh tình đến giai đoạn cấp tính thì tỷ lệ tử vong khá cao.
  • Chị em cần tiêm 2 mũi vắc-xin viêm gan A, mỗi mũi cách nhau 6 tháng. Vì là loại bất hoạt nên vắc-xin này có thể tiêm khi mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Uốn ván

  • Với vắc xin uống ván, bạn tiêm phòng trước khi có thai là tốt nhất. Trong trường hợp bị lỡ, mẹ có thể tiêm bù ở tuần thứ 24-36 của thai kỳ.
  • Mẹ lưu ý rằng mũi tiêm cuối cùng của uốn ván phải được tiêm trước khi sinh 4 tuần để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

  • Nếu như bạn dưới 26 tuổi thì nên xem xét tiêm phòng vắc-xin này. Khi mang thai, bạn sẽ không được phép tiêm mũi này nữa.
  • Vắc-xin ung thư cổ tử cung gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng. Vì vậy, bạn nên tính toán và có kế hoạch cụ thể để không bị lỡ thời điểm phù hợp khi mang thai.

 

Hy vọng những tư vấn của Bibo Care sẽ giúp ích cho quá trình tiêm chủng trước khi mang thai của chị em. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên mẹ nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng và thăm hỏi các bác sĩ để xác định chính xác các loại vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai. Chúc mẹ sớm nhận được tin vui!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *