Thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp dự phòng

Sắt là thành phần dinh dưỡng vi lượng, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Thiếu sắt ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: giảm khả năng vận động, rối loạn nhịp tim, khó thở ... Sau đây là lời khuyên của bác sĩ Bibo Mart dành cho các ba mẹ để bổ sung sắt đúng và đủ cho bé yêu.

 

1. Sắt cần thiết như thế nào?

  • Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong hồng cầu. Đồng thời cũng là thành phần cấu tạo myoglobin (một loại protein) có chức năng dự trữ, cung cấp oxy cho cơ bắp làm việc.
  • Sắt tham gia cấu tạo nhiều enzyme hệ miễn dịch.

 

2. Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ

Trẻ thiếu sắt thường không có triệu chứng đặc hiệu cho đến khi xuất hiện bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các biểu hiện của trẻ thiếu máu thiếu sắt là:Móng tay của trẻ khô, dễ gãy là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ

  • Da trẻ xanh xao, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, mí mắt.
  • Niêm mạc nhợt nhạt. Lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi.
  • Lông, tóc, móng của trẻ khô, dễ gãy.
  • Trẻ mệt mỏi, chậm chạp, hay buồn ngủ, ít tập trung, ít đùa nghịch, cáu gắt, chán ăn.
  • Nếu trẻ bị thiếu sắt thiếu máu nặng có thể có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi vận động mạch, rối loạn tiêu hoá, giảm cân,…

3. Nguyên nhân thiếu sắt

– Do cung cấp thiếu sắt:

  • Sữa mẹ thiếu dinh dưỡng
  • Mẹ bổ sung ít sắt trong thai kỳ
  • Thực đơn thiếu thức ăn nguồn gốc động vật
  • Ăn bột kéo dài
  • Trẻ đẻ non nhẹ cân, sinh đôi

– Do mất máu mạn tính như:

  • Chảy máu đường tiêu hóa
  • Nhiễm ký sinh trùng như giun móc, …

– Do nhu cầu sắt cao ở giai đoạn cơ thể phát triển nhanh như:

  • Trẻ dưới 1 tuổi
  • Thời kỳ dậy thì
  • Phụ nữ có thai

– Do hấp thu sắt kém vì mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa:

  • Tiêu chảy kéo dài
  • Hội chứng kém hấp thu
  • Bị cắt dạ dày, …

 

4. Biện pháp dự phòng thiếu sắt cho trẻ

 

Ba mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ thông qua thực phẩm và thuốc:

 

– Đầu tiên bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt màu đỏ: thịt lợn nạc, thịt bò…
  • Rau xanh sẫm màu: súp lơ xanh, rau họ cải…
  • Lòng đỏ trứng gà

 

– Có thể sung các thuốc và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, lưu ý uống quá nhiều sắt cũng sẽ không tốt. Vậy nên các cha mẹ nên bổ sung sắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Chúc các bé hay ăn, chóng lớn và có một sức khỏe tốt nhé.

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng cùng công sự

Phòng Đào tạo và Tư vấn Bibo Care