Vật dụng chống nắng không thể thiếu cho bé trong những ngày nắng gắt
05 Th6
Nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ tăng cao đến người lớn còn thấy khó thở khó chịu, dễ sinh bệnh huống hồ những đứa trẻ. Cơ thể bé thường yếu hơn do sức đề kháng còn non yếu. Do vậy, trong những ngày nắng gắt này mẹ phải trang bị ngay cho bé những vật dụng này nếu muốn cho bé ra ngoài.
1. Quần áo chống nắng
Trẻ nhỏ luôn hiếu động mồ hôi ra rất nhanh, rất dễ bị ốm nếu không được hong khô. Do đó, trong mùa hè này mẹ nên chọn những bộ quần áo làm từ 100% cotton thoáng mát, dễ thấm hút, thoát mồ hôi cho bé vui chơi thoải mái mà không lo bị ốm.
2. Kính, mũ, áo chống nắng
Nắng gay gắt, làn da trẻ lại cực kỳ mỏng manh, bên cạnh áo chống nắng. Mẹ cũng cần đeo thêm kính, mũ chống nắng cho bé ngăn chặn tia UV có thể gây tổn hại cho làn da nhạy cảm của bé
3. Không thể bỏ qua kem chống nắng
Thực tế, làn da của bé cực kỳ mỏng manh chỉ bằng 1/10 da người lớn. Trước khi cho bé ra ngoài mẹ nên nhớ bôi kem chống nắng cho bé nhé.
>>>> Một số lưu ý khi lựa chọn kem chống nắng cho bé:
Hiện nay, ngoài thị trường có hàng trăm, hàng ngàn loại kem chống nắng với đủ các chỉ số SPF 15, SPF 50, UVA, UVB,…khiến các bà mẹ hoang mang. Hãy đọc kĩ những thông tin dưới đây để quyết định loại sản phẩm phù hợp cho con bạn.
– Hãy chọn sản phẩm ít gây dị ứng với độ SPF ít nhất là 15. Các bác sĩ nhi cũng khuyên bố mẹ nên bôi một lớp mỏng trên vùng da nhỏ của trẻ (có thể ở cổ tay) khoảng 30 phút trước khi bôi lên toàn bộ cơ thể để đảm bảo rằng bé không bị kích ứng. Nếu da bé đỏ lên thì phải ngưng lập tức và rửa sạch bằng nước ấm ngay.
– Bên cạnh đó, từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều là thời gian tia cực tím bức xạ mạnh nhất. Hãy hạn chế cho bé ra ngoài vào giờ này, trong trường hợp bắt buộc, cho bé đội nón rộng vành, mặc quần áo dài tay, thoáng khí và bôi kem chống nắng.
– SPF (Sun Protector Factor) là chỉ số bảo vệ da trước tia UVB và là lượng thời gian theo lí thuyết bạn có thể ở lại dưới ánh nắng mặt trời mà không bị cháy nắng. Tiến sĩ Sancy Leachman cho biết: “SPF 15 sẽ cho phép da bạn tiếp xúc với ánh nắng dài hơn 15 lần so với không sử dụng kem. Vì vậy, nếu da con bạn bắt đầu ửng đỏ sau 10 phút không dùng kem chống nắng, khi bôi sản phẩm có SPF 15 lên da, lấy lượng thời gian đó (10 phút), nhân với 15, nghĩa là bạn có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 150 phút (2,5 giờ đồng hồ)”. Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyến cáo rằng nên sử dụng kem chống nắng với lượng SPF ít nhất là 15, bởi nó có thể ngăn 93% tia UVB, SPF 30 có thể ngăn được 97% tia UVB, SPF 50+ (con số SPF tối đa trên nhãn kem chống nắng theo quy định của FDA) có thể ngăn 98% tia UVB.
– Khuyến cáo rằng người lớn nên dùng ít nhất một ounce kem chống nắng (khoảng 1 trái banh gôn) lên cơ thể, nhưng không có quy định rõ ràng về lượng cho trẻ nhỏ. Cho nên đối với trẻ chỉ nên bôi những khu vực không thể che chắn, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như tai, mu bàn chân, sau đầu gối, bàn tay đều phải được bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút và cứ sau 2 giờ lại bôi một lần.
– Mẹ có thể dụng các loại kem chống nắng dạng xịt, dạng bôi, dạng lăn…Miễn là được dùng đúng như hướng dẫn, cả 3 loại trên đều có hiệu quả như nhau. “Một số trẻ em thích dạng xịt, phụ huynh lại thấy thoải mái với dạng kem, vài trẻ lại thích dùng chai lăn vì chúng có thể tự bôi cho mình. Tóm lại, nếu muốn gia đình mình được bảo vệ, có thể dùng bất kì loại nào mình thích”.