Ăn rau ngót sau sinh có tốt không? Vì sao sản phụ phải ăn rau ngót ?

Rau ngót là món ăn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn ở cữ của các mẹ bỉm sữa. Bên cạnh tác dụng lợi sữa, rau ngót còn có nhiều tác dụng tích cực khác đối với sức khỏe của mẹ sau sinh. Nếu mẹ vẫn đang thắc mắc “Ăn rau ngót sau sinh có tốt không?” thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây do chuyên gia Bibo Care tổng hợp nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót còn có tên gọi khác là bồ ngót, thuộc nhóm cây thân bụi. Lá ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L .) Merr, thuộc họ thầu dầu, rất dễ trồng. Rau được người Việt Nam sử dụng nhiều trong cả ẩm thực lẫn y học.
Trong lá rau ngót chứa ít nhất 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid và hợp chất eikosanoid. Rau ngót rất giàu khoáng chất như canxi, magie, mangan, kali,… Đồng thời, lượng vitamin C trong loại rau này cao hơn hẳn cam, chanh.
Ăn rau ngót sau sinh có tốt không?
Lá rau ngót là loại rau phổ biến có nhiều chất dinh dưỡng có lợi

2. Công dụng của việc ăn rau ngót sau sinh

2.1. Khơi thông nguồn sữa

Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt. Rau rất giàu protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Nhờ đó, ăn rau ngót sẽ bổ sung dưỡng chất cho dòng sữa mẹ. Do những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen nên ăn rau ngót sẽ giúp mẹ lợi sữa.

2.2. Giảm nguy cơ viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch

Lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với họ cam, chanh. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người mẹ, từ việc sản xuất collagen, vận chuyển chất béo đến vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzyme.
Bên cạnh đó, rau ngót giúp nướu răng khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol. Ngoài ra, vitamin C trong rau ngót là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não của mẹ sau sinh, tăng khả năng ghi nhớ.
Lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản và duy trì làn da khỏe mạnh.

2.3. Phòng ngừa táo bón, bệnh trĩ

Nhiều mẹ sau sinh thường gặp phải tình trạng táo bón hoặc bị trĩ. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày mà còn dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe đáng lo ngại. Trong rau ngót có chứa nhiều chất xơ, nước và khoáng chất giúp cơ thể không bị nóng trong, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

2.4. Chữa sót nhau thai, sản dịch

Trong một số trường hợp, nhau thai có thể bị sót lại trong tử cung mẹ dù thai nhi đã được lấy ra. Phần nhau này có thể dẫn tới viêm nhiễm. Mẹ có thể uống nước rau ngót xay để tăng độ co bóp của tử cung, từ đó đẩy nhau thai ra ngoài cơ thể sớm.

Sau khi chuyển dạ, lớp niêm mạc tử cung của mẹ bị bong ra. Cùng với máu, hỗn hợp chất nhầy này chảy ra ngoài cơ thể mẹ. Đó gọi là sản dịch, thường được tiết ra trong khoảng 20-30 ngày sau sinh. Ăn rau ngót sẽ giúp mẹ tống phần máu bẩn này ra khỏi cơ thể tốt hơn, tránh gặp tình trạng nhiễm trùng vùng kín hậu sản.

 

2.5. Khơi dậy ham muốn

Khi đã hồi sức sau khi sinh em bé một thời gian, nếu muốn gần gũi với bạn đời, mẹ nên bổ sung thêm rau ngót vào thực đơn hàng ngày. Lá rau ngót có nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng như dược liệu khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

3. Lưu ý khi sử dụng rau ngót

Đằng sau những lợi ích, lá rau ngót cũng có thể gây hại nếu bị lạm dụng quá mức. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho.
Tại Đài Loan (Trung Quốc) đã có báo cáo rằng, trong những người uống nước ép lá rau ngót (150g) trong 2 tuần đến 7 tháng có người có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục