Viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ – mẹ có thể mất con chỉ sau 24h!

Viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, không như bệnh viêm màng não do Vi rút, bệnh viêm màng não có thể lấy đi sinh mạng của trẻ nhỏ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Vì thế ba mẹ cần hết sức lưu ý để phòng tránh cho con không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này
1/ Bệnh viêm não mô cầu là gì?
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, PhóTrưởng khoa cấp cứu- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Viêm màng não do mô cầu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng nguy cơ cao ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém”.
2/ Triệu chứng viêm não mô cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện đột ngột và phổ biến nhất là:
• Bị cứng cổ
• Sốt cao
• Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
• Bối rối, đau đầu
• Nôn mửa
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện một cách nhanh chóng hoặc trong vài ngày. Thông thường, bệnh phát triển trong vòng 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.
Ở trẻ nhỏ, thóp phồng hoặc phản xạ bất thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp từ khi bắt đầu, thì 5% đến 10% bệnh nhân vẫn tử vong, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.
Vì những lý do này, nên nếu thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng nêu trên, hãy gọi bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế ngay lập tức.
3/ Đường lây nhiễm:
Những hoạt động hàng ngày có thể lây truyền bệnh như: Dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…
4/ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu:
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh viêm màng não do mô cầu có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa Đông và đầu mùa Xuân vì lúc đó cơ thể mệt mỏi với sức đề kháng kém, dễ giảm sút, trẻ nhỏ càng có nguy cơ nhiễm bệnh. Do vậy, ba mẹ cần chú ý tới sức khỏe và những thay đổi cơ thể của trẻ Mặc dù ít gặp, nhưng đây là một bệnh nặng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Trẻ em đang độ tuổi đi học nếu thức khuya hay ngủ không đủ giấc khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu cũng dễ bị vi khuẩn tấn công
5/ Phòng bệnh viêm não mô cầu: Cách ly trẻ khỏi vùng bệnh
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm não mô cầu ở trẻ nhỏ là tiêm vắc-xin. Trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên được chỉ định tiêm phòng não mô cầu tuýp A và tuýp C. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đưa trẻ đi tiêm trước khi dịch bùng phát và lây lan.
“Tiêm vắc -xin không phải là biện pháp duy nhất. Khi viêm não mô cầu lây lan, bố mẹ của trẻ cần cách ly trẻ khỏi vùng bệnh, tránh tiếp xúc với người đang bị mắc bệnh và chú ý tới sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, bỏ bú,… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp chỉ rõ.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Hạn chế đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng khi chưa được rửa sạch.
6/ Chăm sóc cấp cứu ban đầu
Khi phát hiện ra trẻ có những dấu hiệu nhiễm bệnh viêm màng não mô cầu, ba mẹ cần:
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
– Đặt trẻ nằm nơi ánh sáng dịu (hơi tối)
– Nếu trẻ bị nôn ói thì cần đặt trẻ nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi
– Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời
7/ Biến chứng, hậu quả do vi khuẩn não mô cầu gây ra
Hoại tử ở chân trẻ sơ sinh vì nhiễm trùng huyết cấp tính do vi khuẩn não mô cầu gây ra
Biến chứng nặng nhất của người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người nhiễm bệnh đã bị viêm vùng mũi họng, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn.
Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.
8/ Chuẩn đoán và điều trị
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì chuẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu, ngay lập tức mẫu máu, mẫu dịch não tủy (chất lỏng gần tủy sống) phải được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.
Bệnh viêm màng não có thể được điều trị hiệu quả hiệu quả bằng một số thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là điều trị được bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ là bệnh não mô cầu kháng sinh được dùng ngay lập tức.
Hy vọng với những kiến thức dưới đây, các bậc cha mẹ sẽ có cách chăm sóc và đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển khỏe mạnh toàn diện mỗi ngày!
Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *