Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh – mẹ đừng coi nhẹ !

Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị các virus tấn công và gây bệnh do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt. Do đó, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến khi thời tiết vào mùa lạnh. Quan trọng nhất là cha mẹ cần phải theo dõi và phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Để phòng ngừa và chữa trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

 

1. Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm của các đường ống tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm của các đường ống tiểu phế quản. Đây là các ống dẫn khí nhỏ trong phổi có chức năng kiểm soát các luồng không khí lưu thông từ cổ họng xuống phổi. Bệnh này thường được gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong mùa lạnh. 

Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra, đặc biệt là virus hợp bào hô hấp syncytial (RSV), rhinovirus và virus cúm. Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, sau đó di chuyển xuống đường hô hấp dưới và gây viêm các tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở, nhiễm trùng máu; thậm chí tử vong nếu bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời. 

 

2. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở trẻ đang bị viêm tiểu phế quản. Mẹ nhớ theo dõi và phát hiện sớm để kịp thời điều trị cho con nhé.

Các triệu chứng thông thường

 

trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản
Triệu chứng thông thường của viêm tiểu phế quản là trẻ ho, sổ mũi, quấy khóc,….

Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ 1-2 ngày sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc viêm mũi họng. Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều hơn
  • Trẻ thở khò khè
  • Khó thở, thở nhanh hơn
  • Trẻ bỏ bú, có hiện tượng nôn trớ
  • Da nhợt nhạt và xanh xao
  • Móng tay và môi tím tái
  • Quấy khóc thường xuyên và dễ cáu gắt

Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản thường kéo dài từ 5-7 ngày. Trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài đến 10-14 ngày.

 

Các triệu chứng nặng cần đi thăm khám bác sĩ

 

bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện nếu có các biến chứng nặng

Nếu trẻ có các triệu chứng sau, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ và trầm trọng hơn
  • Da nhợt nhạt và môi xanh
  • Mất nước nghiêm trọng, không chịu uống nước
  • Sốt cao kéo dài
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Nôn, nhịp thở nhanh

 

>>>Xem thêm: 10 căn bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

 

3. Chữa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý gì?

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em hiện vẫn chưa có vắc xin và thuốc đặc trị. Do đó, phương pháp điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ bệnh và giảm các triệu chứng cho bé. Các biện pháp này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, các triệu chứng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

 

chữa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Các phương pháp điều trị chủ yếu là để giảm nhẹ bệnh và giảm các triệu chứng

Chăm sóc tại nhà

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản ở mức độ nhẹ, người chăm sóc có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà:

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nếu không được bác sĩ kê đơn. 
  • Cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước, gây mệt mỏi.
  • Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống đủ chất, không bỏ bữa.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và miệng của trẻ.
  • Làm thoáng mũi cho trẻ bằng thuốc nhỏ mũi và dụng cụ hút mũi. 
  • Cho bé uống thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ.
  • Mẹ nên quan sát và theo dõi các triệu chứng của trẻ thường xuyên.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa và các mùi kích thích khác.
  • Tái khám định kỳ và vệ sinh tai cho trẻ hàng ngày.
  • Sử dụng máy tạo ẩm để giữ cho không khí ẩm và giảm mệt mỏi cho trẻ.

 

máy tạo ẩm
Máy phun sương tạo ẩm mini hình thú CL01

Phòng ngừa bệnh lây lan

Để ngăn chặn sự lây lan của các virus gây bệnh, có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Làm sạch, khử trùng các bề mặt và đồ dùng mà mọi người thường xuyên tiếp xúc, như đồ chơi hay tay nắm cửa.
  • Rửa tay sạch thường xuyên, đặc biệt là trẻ em.
  • Hạn chế hút thuốc lá trong nhà hoặc khu vực xung quanh trẻ, nhất là với trẻ đang mắc bệnh đường hô hấp.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị cúm, sốt, cảm lạnh hoặc có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản. 
  • Đảm bảo chế độ ăn khoa học và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tiêm vắc xin Palivizumab để phòng tránh nhiễm virus RS.
  • Sử dụng đồ cá nhân riêng cho trẻ như cốc, bát, thìa,…
  • Giữ ấm cho trẻ đúng cách để con không bị lạnh.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bệnh vẫn  kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chữa trị kịp thời nhé!

 

 >>> Xem thêm: Bí kíp giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn vào mùa lạnh

 

4. Phần kết

 

Trên đây là tất cả thông tin về viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, được tổng hợp dựa trên tư liệu của bác sĩ chuyên khoa Nhi Trần Thị Huyên Thảo. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên dừng lại ở mức độ tham khảo cơ bản, không lấy đây làm căn cứ để tự chẩn đoán và chữa trị. Khi con có dấu hiệu mắc bệnh, ba mẹ nên cho bé đi khám để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bé khi trời trở lạnh. Đừng quên bổ sung dinh dưỡng kết hợp thêm các thực phẩm chức năng và sử dụng tinh dầu để tăng sức đề kháng và tạo không gian sống lành mạnh cho bé mỗi ngày ba mẹ nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *