Dù là mùa đông hay mùa hè, trẻ đều cảm thấy thoải mái và dễ chịu sau khi tắm xong. Do đó, trẻ rất thích được tắm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tắm cho bé sơ sinh được. Nếu như mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm không thích hợp sẽ gây ra hậu quả không ngờ tới. Dưới đây là 7 trường hợp mẹ nên tránh tắm cho bé sơ sinh:
Sau khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng
Sau khi tiêm chủng, vết kim kiêm vẫn còn hằn trên da của bé nhưng khó nhìn thấy bằng mắt thường. Việc tắm sau khi tiêm có thể làm viêm nhiễm vết kim tiêm đó, gây ra hiện tượng sưng tấy, ảnh hưởng đến da. Thậm chí là ảnh hưởng chất lượng thuốc vừa được truyền vào cơ thể. Vì vậy, sau khi trẻ đi tiêm phòng về từ 1 đến 2 ngày thì mẹ mới nên tắm cho bé.
Ngay sau khi cho con bú
Trẻ sơ sinh sau khi bú no cần được nghỉ ngơi thay vì mẹ cho bé đi tắm liền. Sau khi ăn, dạ dày sẽ giãn nở và co bóp. Việc tắm ngay sau khi ăn sẽ dễ khiến bé bị trào ngược dạ dày, nôn mửa. Vì thế, chỉ nên cho bé tắm 1 – 2 giờ sau khi bú hoặc ăn.
Sau khi bé vừa nôn, trớ
Việc cho bé hoạt động như tắm rửa sau khi nôn, trớ hoặc tiêu chảy sẽ làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Bé có thể bị trớ sữa nhiều hơn nếu được đem đi tắm. Khi đang bị tiêu chảy mà mẹ cho bé đi tắm thì càng làm bé dễ nôn hơn nữa.
Xem thêm: Cách tắm chuẩn cho bé sơ sinh tại nhà
Bé bị cảm lạnh hoặc sốt
Tắm cho trẻ sơ sinh bị sốt có thể gây nên tình trạng co giật. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm. Thậm chí nếu tắm đúng lúc bé sốt cao còn làm to lỗ chân lông, gây tình trạng sốt cao hơn. Đôi khi còn làm xung huyết telangiectasia ở da của bé, làm ngừng vận chuyển máu đến các bộ phận cơ thể. Bé có thể bị nhiễm lạnh nếu tắm lúc đang sốt cao. Vì thế để vừa hạ sốt cho trẻ mà lại an toàn thì nên tắm sau 48 giờ, lúc mà cơn sốt bắt đầu hạ nhiệt.
Da của bé bị tổn thương
Nếu bé có những tổn thương về da như mụn nhọt, lở loét, bỏng thì cũng không nên cho trẻ đi tắm. Trong các trường hợp này, việc tắm có thể khiến các vết thương lan rộng và bị nhiễm khuẩn khi đang tắm. Đồng thời, việc để trẻ tiếp xúc với xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa sẽ làm con thấy đau rát và khó chịu. Đồng thời khiến sự hồi phục của da chậm hơn.
Sau khi trẻ vận động
Trẻ rất dễ bị đổ mồ hôi khi vui chơi và hoạt động nhiều. Nếu mẹ cho bé tắm ngay sau khi con vận động sẽ làm con dễ bị ốm. Bởi sau khi vận động, lỗ chân lông đang giãn nở để tản nhiệt, thoát mồ hôi. Vì thế, nước tắm dễ dàng thấm vào cơ thể khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Mẹ nên chờ 30 phút sau khi bé vui chơi rồi mới cho con đi tắm.
Trẻ sinh non, trẻ thiếu cân
Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có cân nặng dưới 2.5kg thường rất yếu. Do đó, khả năng điều chỉnh thân nhiệt cũng rất kém, dễ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Đối với trẻ sinh non, mẹ hãy tắm ít nhất 3-4 lần 1 tuần bằng khăn mềm với nước ấm, khoảng 37-38 độ C. Hoặc mẹ có thể sử dụng sữa tắm dành cho trẻ có độ pH trung tính. Da của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Cho nên mẹ cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng khi tắm cho bé.
Trên đây là 7 thời điểm mà mẹ không nên tắm cho bé sơ sinh. Với những chia sẻ trên, hi vọng bố mẹ sẽ lựa được thời điểm phù hợp để tắm cho con an toàn và hiệu quả.