Quả vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè, nhưng có tính nóng, có thể gây ngộ độc nếu ăn nhiều hoặc sai cách. Cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây để ăn vải đúng cách mà không bị nóng trong người nhé!
Xem thêm: 15 loại rau củ quả giải nhiệt cực tốt cho bé yêu trong mùa hè này
Ăn vải đúng cách thế nào?
Ăn cả lớp màng trắng
Lớp màng trắng là lớp mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải. Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải. Như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. Hoặc cũng có thể ăn 20 – 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương. Như vậy sẽ có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm. Lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Không nên ăn vải quá nhiều một lúc
Không nên ăn quá nhiều vải trong một lần. Vì ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát. Thậm chí nghiêm trọng hơn còn dẫn đến hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, chân tay mỏi rã rời.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, do đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải. Không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 4 – 6 quả).
Cách xử lý khi bị ngộ độc vải
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza. Nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Do đó cơ thể sẽ tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống. Điều này gây phản ứng đường máu thấp, còn gọi là triệu trứng “say vải”.
Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường để cải thiện tình hình.
Những đối tượng không nên ăn vải vào mùa hè
Người bị máu nóng, nhiệt miệng
Quả vải bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải. Nhưng vải có tính nóng, những người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều. Nếu không sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
Người bị tiểu đường
Dân gian truyền tai nhau rằng ăn vải thường xuyên sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu. Đồng thời dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ. Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh. Điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường.
Người bị mụn nhọt, rôm sảy
Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này. Vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.
Xem thêm: Top 10 loại quả rẻ tiền nhưng lại cực giàu dinh dưỡng cho trẻ
Trên đây là một số lưu ý để ăn vải đúng cách vào mùa hè để không bị nóng. Mùa hè không thể tránh khỏi việc ăn hoa quả có tính nóng như vải. Tuy nhiên, đừng nên ăn quá nhiều kẻo gây hại cho sức khỏe nhé!