Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ sẽ dành phần lớn thời gian để ngủ nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường mới và phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh khó ngủ nguyên nhân do đâu? Đâu là những sai lầm của mẹ trong việc cho con ngủ ? Cùng BiBo Mart tìm hiểu ngay nhé !
Trong vòng vài ngày ngày đầu, trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16-18 giờ/ngày và ngủ từng giấc ngắn 1-2 giờ. Đến 4 tuần tuổi trẻ ngủ khoảng 14 giờ/ngày. Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh khác với giấc ngủ ở trẻ lớn và người lớn. Giấc ngủ của trẻ được chia thành giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM – rapid eye movement) và giấc ngủ không cử động mắt nhanh (Non-REM – Non- rapid eye movement).
Một chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Buồn ngủ – ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: Ngủ thật sự – giấc ngủ REM hay còn gọi giấc ngủ hoạt động, ngủ nông. Trẻ sơ sinh vặn mình, giật mình, rên “è è”, mắt chuyển động bên dưới mi mắt nhắm. Nhịp thở thường không đều, ngưng thở 5-10 giây, sau đó bắt đầu đột ngột thở nhanh 50-60 lần/phút trong 10-15 giây rồi thở đều đặn lại
- Giai đoạn 3: Giấc ngủ nhẹ nhàng, trẻ thở đều đặn hơn và ít cử động.
- Giai đoạn 4 và 5: Giấc ngủ sâu và rất sâu (Non-REM) hay còn gọi là giấc ngủ im lặng. Trẻ nằm yên và không cử động, ngủ ngày càng sâu và khó đánh thức.
Giấc ngủ hoạt động có thể quyết định sự phát triển não bộ của trẻ. Giấc ngủ im lặng tốt cho sức khỏe và giúp củng cố trí nhớ. Ngược lại, khi trẻ mất ngủ trong thời gian dài, cơ thể mất cân bằng. Từ đó trẻ trở nên cáu gắt, ít lanh lợi và hoạt bát hơn so với trẻ bình thường.
Những sai lầm của ba mẹ trong việc cho con ngủ
1. Ôm con ru ngủ quá lâu
2. Thiếu an toàn
3. Không gian quá yên tĩnh
4. Bé bị bắt ép đi ngủ
5. Trẻ đã phải chịu đựng những cú sốc vào ban ngày
Mẹo giúp bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc
Để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc, bố mẹ có thể thực hiện một số mẹo dưới đây:
1. Quấn khăn
Nguyên tắc:
- Đảm bảo an toàn:
- Trẻ phải được quấn đúng cách. Tránh quấn quá chặt để vẫn còn đủ không gian để trẻ thở và cử động. Một số nghiên cứu cho thấy khi quấn chặt ngực dễ đưa đến xẹp phổi và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
- Theo khuyến cáo, trẻ phải ở tư thế 2 chân hơi dạng và gối gập khi quấn trẻ (giống tư thế con ếch). Trẻ vốn quen với tư thế này trong tử cung, nếu bị quấn trong tư thế ép chân thẳng trẻ có khả năng bị loạn sản hông và trật khớp háng do làm lỏng khớp và phá hủy sụn khớp.
- Chỉ cần quấn khăn khi ngủ và khi trẻ được 2 tháng tuổi.
- Giữ tư thế sinh lý: Trẻ được giữ ở tư thế gập sinh lý hướng về đường giữa và thẳng người: Vai cuộn tròn về phía trước, hai bàn tay đưa về giữa để tay tiếp xúc tay. Tay tiếp xúc miệng, hông gập và gối gấp về phía bụng. Điều này giúp phát triển thần kinh và cơ xương bình thường. Từ đó sẽ phát triển về nhận thức và xã hội tốt hơn, đặc biệt ở những trẻ sinh non.
- Thoải mái: Đảm bảo trẻ vẫn cử động thoải mái trong tấm khăn quấn.
Cách quấn trẻ:
- Sử dụng khăn mỏng hình vuông hoặc chữ nhật
- Trải khăn ra trên mặt bàn hay giường, gấp 1 góc khăn lại.
- Đặt trẻ nằm ngửa trên khăn trải, đầu nằm trên nếp gấp, vai ở dưới nếp gấp khăn.
- Để hai tay gập về giữa, choàng góc trái khăn qua người và luồn mép khăn vào dưới thân phải trẻ. Mép trên khăn chỉ nên ở ngang ngực trẻ. Cần tránh để quá cao sẽ có nguy cơ che phủ mặt trẻ gây ngạt thở. Thỉnh thoảng có thể để 2 bàn tay ra ngoài để trẻ có cơ hội đưa tay lên miệng để tự trấn an.
- Choàng góc phải tấm khăn qua vai, bụng và phần thân trái, luồn góc này vào dưới mông để giữ lại. Không cần kéo căng tấm trải, giữ nó thẳng và đủ thoải mái cho trẻ.
- Gấp phần khăn còn lại dưới mông, nới lỏng phần mông và đùi trẻ để 2 chân cử động thoải mái trong tư thế hơi dạng và gập gối.
- Không quấn quá chặt, đảm bảo có thể nhét 2-3 ngón tay giữa ngực trẻ và khăn.
2. Nằm kén
Mục đích cũng tương tự như quấn khăn nhưng có ưu điểm là không hạn chế cử động của trẻ, giúp trẻ luôn giữ tư thế gập sinh lý và có thể xoay trở trẻ.
Tuy nhiên viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến cáo cho trẻ nằm kén khi ngủ vì tăng nguy cơ bị ngạt thở khi trẻ úp mặt xuống. Cho nên khi cho trẻ nằm kén cần phải quan sát trẻ thường xuyên.
3. Tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ:
Để giúp trẻ ngủ ngon, cần tạo môi trường ngủ thích hợp và an toàn cho trẻ:
- Để thiết lập lại chu kỳ ngày đêm, trẻ nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên ban ngày, còn ban đêm chỉ để ánh sáng đèn dịu nhẹ.
- Nơi trẻ ngủ nên hạn chế tiếng động.
- Massage giúp trẻ ngủ ngon và điều chỉnh lại nhịp ngày đêm.
- Giúp trẻ khô thoáng khi ngủ: mặc quần áo thoáng mát
Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh bị khó ngủ:
1. Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm?
Thực tế, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm không phải là tình trạng hiếm gặp. Phần lớn các trường hợp này bắt nguồn từ việc trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tuy nhiên, nếu ban ngày trẻ sơ sinh ngủ ít nhưng ban đêm bé khó ngủ, không chịu ngủ, mẹ có thể kiểm tra xem các yếu tố môi trường như: tã, nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng ồn,… và loại bỏ các vật dụng có thể khiến trẻ cảm thấy sợ, giật mình.
2. Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban ngày?
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ nhưng nếu trẻ gặp tình trạng khó ngủ vào ban ngày, có thể nhiệt độ và ánh sáng trong phòng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, chói mắt. Bố mẹ có thể điều chỉnh lại nhiệt độ, kéo rèm khi trẻ ngủ. Nếu được thì nên cho bé ngủ phòng riêng để tránh bị quấy rầy bởi những hoạt động của mọi người xung quanh.