Bé bị đi ngoài khi tập ăn dặm?

Khi mới bắt đầu ăn dặm, cơ thể của bé có thể xuất hiện nhiều thay đổi; bao gồm cả những dấu hiệu tốt và xấu. Trong đó, không ít bé ăn dặm bị tiêu chảy, khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Trong bài viết tư vấn dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ giúp mẹ giải đáp nguyên nhân và cách khắc phực tình trạng tiêu chảy khi bé mới tập ăn dặm nhé!

Câu hỏi

Bé nhà em được 4 tháng 16 ngày và bú mẹ hoàn toàn từ khi mới sinh. Dạo gần đây, em đã tập cho con ăn dặm bột ngọt. Nhưng do thấy bé bị tiêu chảy nên em đã ngừng cho bé ăn ngay. Cho em hỏi do cách em cho bé ăn dặm không đúng hay do bé bị ngộ độc? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn mẹ vì đã tin tưởng gửi câu hỏi đến hòm thư tư vấn của Bibo Mart. Chúng tôi xin trả lời thắc mắc của mẹ như sau:
Mẹ nói bé bị tiêu chảy nhưng lại chưa cho chúng tôi biết tính chất của phân. Nếu thấy con đi ngoài mà 3 lần/ngày, phân lỏng như nước thì mới được gọi là tiêu chảy mẹ nhé. Tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy tiêu hóa của trẻ bị rối loạn do thức ăn, nước uống hoặc bị nhiễm khuẩn đường ruột. Bé bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, mất điện giải, thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc do đau bụng.
Bên cạnh đó, 4 tháng tuổi cũng chưa phải là thời điểm thích hợp để tập ăn dặm cho bé. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa đủ hoàn thiện để tiếp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ hay sữa công thức. Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, mẹ mới nên cho con ăn dặm nhé!

Nguyên nhân bé ăn dặm bị tiêu chảy:

  • Do hệ tiêu hóa, bài tiết lẫn sức đề kháng của bé còn quá yếu; chưa thể làm quen ngay với các loại thức ăn mới.
  • Do thực phẩm chế biến món ăn dặm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn gây tiêu chảy; hoặc gây dị ứng cho bé.
  • Do quá trình chế biến thức ăn dặm cho bé không được sạch sẽ.
  • Do rối loạn hệ vi sinh đường ruột khi dùng nhiều thuốc kháng sinh.
Bé ăn dặm bị tiêu chảy
Hệ vi sinh đường ruột có thể bị yếu đi do ảnh hưởng của kháng sinh

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Khi phát hiện bé ăn dặm bị tiêu chảy, mẹ nên tạm ngừng ngay việc cho bé ăn dặm. Nên tăng tần suất cho bé bú mẹ để bù lại lượng nước, điện giải đã mất và cung cấp thêm miễn dịch cho con. Nếu tình trạng tiêu chảy của bé trở nặng, mẹ nên đưa bé ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy hay nước bù điện giải dành cho người lớn để cho con uống.

Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục