Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai. Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống là phương pháp điều trị quan trọng nhất. Vậy phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chuyên gia Bibo Mart để có câu trả lời ba mẹ nhé!

 

bộ xét nghiệm tiểu đường - tiểu đường hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

 

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Để biết thai phụ có bị tiểu đường thai kỳ hay không chỉ cần làm xét nghiệm máu, xác định nồng độ đường trong máu.

Một sản phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi đạt hai chỉ số sau đây:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %
  • Đường huyết 2h sau khi uống 75g đường ≥ 140mg%.

 

2. Lời khuyên dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe và - tiểu đường hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lầnMẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý theo khẩu phần ăn. Trong các bữa ăn cần có carbohydrat các loại: 33-40%; Lipid: 35-40%; Protein: 20%. Năng lượng nên được phân phối đều, nên chia nhỏ bữa thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Bữa chính không nên ăn quá no sẽ làm tăng đường máu. Và quan trọng là không được bỏ bữa vì nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng lên để cung cấp cho thai nhi.

 

 

 

3. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, như thế nào?

thực phẩm keto cho chế độ ăn ketogen và cholesteral, lối sống ăn uống dinh dưỡng lành mạnh cho sức khỏe tim mạch tốt với protein chất béo cao, low-carb để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kiểm soát bệnh ti� - tiểu đường hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

3.1. Bữa ăn chính

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia bữa ăn chính thành 4 phần:

  • 1/4 là chất đạm (thịt nạc, trứng, cá, phô mai, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt)
  • 1/4 là tinh bột (cơm, ngũ cốc và rau có chứa tinh bột: khoai tây, ngô, đậu Hà Lan)
  • 1/2 là thực phẩm không chứa tinh bột như: rau xanh, cà chua, bí, cải bắp, súp lơ,…

 

3.1.1. Bữa sáng

Đường máu buổi sáng có thể khó kiểm soát do sự dao động của hóc môn và khó dung nạp với sữa, trái cây. Bữa sáng nên có thành phần là tinh bột và đạm nhưng ít hơn bữa trưa và tối. Ví dụ: 1 bát nhỏ phở bò, bún bò kèm giá đỗ hoặc 1 bát cháo yến mạch thịt băm hoặc 1 lát bánh mỳ kèm 1 quả trứng ốp lết hoặc một đĩa xa lát mỳ ống nhiều rau.

 

3.1.2. Bữa trưa và bữa tối

Bữa trưa và bữa tối nên đảm bảo các nhóm thực phẩm theo tỷ lệ như sau:

  • Phần tinh bột khoảng 1 bát cơm (gạo lứt tốt hơn gạo trắng) hoặc 2 lát bánh mỳ
  • Phần chất đạm khoảng 1 lạng thịt nạc, cá, thịt gà (bỏ phần da) hoặc 1 quả trứng hoặc 200 gram đậu phụ
  • Phần rau xanh khoảng 350 gram lá rau xanh như rau muống, cải, củ thập cẩm, súp lơ.

Lưu ý: Nên ăn rau trước để giảm hấp thu đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm.

 

3.2. Bữa phụ

Bữa phụ nên ăn sau bữa chính 2 giờ. Mẹ bầu nên ăn hoa quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, việt quất, ổi, bơ, bưởi, quả mâm xôi, dâu tây, táo, lê.

Ví dụ: khoảng 2-3 múi bưởi, 1/2 quả táo, 1/2 quả ổi, 1/2 quả cam, quýt, 200 ml sữa tươi không đường/ngày hoặc 1 cốc sữa chua không đường/ngày (Sữa là 1 dạng carbohydrat lỏng, uống nhiều 1 lúc có thể làm tăng đường máu do đó có thể chia nhỏ).

 

4. Bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn gì?

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ  nên tránh ăn một số thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh
  • Xôi nếp, bánh chưng
  • Rượu bia, đồ uống có đường
  • Bánh kẹo, nước ép hoa quả và những hoa quả có hàm lượng đường cao: dưa hấu, vải, xoài.

 

5. Các lưu ý khác

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng. Mẹ cần đảm bảo tăng cân vừa phải, không được để giảm cân trong quá trình thực hiện chế độ ăn.

 

Bên cạnh đó, mẹ nên uống bổ sung vitamin, canxi, acid folic, sắt theo chỉ định. Đồng thời, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng đề kháng Insulin nếu không có chống chỉ định về sản khoa.

 

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

 

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng.