Nếu mẹ áp dụng 2 luật này, đảm bảo bé sẽ hết biếng ăn ngay lập tức

cách trị nẻ má cho bé

Nếu bỏ qua các yếu tố bệnh lý thì tình trạng biếng ăn ở trẻ đa phần bị ảnh hưởng bởi môi trường và cách cho ăn dặm không đúng của cha mẹ. Quan trọng hơn là cách cha mẹ đối phó với tình trạng này thường không tự tin và đúng đắn để giúp bé chấm dứt tình trạng biếng ăn. Dưới đây là 2 luật cơ bản mẹ nên biết để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, mời các mẹ cùng tham khảo nhé!

 

Luật Mama

1. Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm).
2. Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.
3. Không cho bé xem ti vi, chơi đồ chơi khi bé đang ăn.
4. Cho bé uống nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
5. Lượng sữa không quá 500-600ml/ngày đối với các bé.
6. Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn.
biếng ăn ở trẻ
Bé nên được ngồi trên ghế ăn ngay khi bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm.
Nếu bé quá nhỏ, khả năng ngồi chưa vững thì có thể ngồi trên ghế ngả hay ngồi tựa vào người mẹ để ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn khi đang nằm ăn.

 

Để bé hợp tác với mẹ ngồi vào ghế ăn và ăn ngoan, việc chọn mua 1 chiếc ghế ăn phù hợp với con cũng rất quan trọng. Mẹ có thể tham khảo một số mẫu ghế ăn xịn xò cho bé tại Bibo Mart.

Luật Baby

Tín hiệu số 1: Bé đã no

Bé dưới 2 tuổi sẽ tự điều chỉnh và nhận biết được khi nào bé đã no. Những dấu hiệu sau là tín hiệu thể hiện cho các mẹ biết con đã no:
  • Quay đầu
  • Ngậm miệng
  • Đẩy thức ăn ra
  • Kêu la
  • Nhả thức ăn
  • Ngậm miệng từ chối nhai
Mẹ đáp ứng tín hiệu số 1 ngay bằng cách lau miệng bé, không cho bé ăn nữa. Đồng thời dịu dàng nói với bé rằng: “Con ăn giỏi quá, để mẹ lau miệng con nhé”. Nếu đáp ứng trễ tín hiệu này, rồi lại để tín hiệu này diễn ra vài ngày, bạn phải đối mặt với việc “Biếng ăn” ở trẻ là điều tất yếu.

 

Lưu ý: Nếu bé đưa tín hiệu số 1 chỉ sau 1-2 muỗng ăn, sau khi ngưng không cho bé ăn, bình tĩnh xem xét lại Luật Mama có tuân thủ không (có bữa nào vi phạm không).

Tín hiệu số 2: Biếng ăn

Khi bé phát tín hiệu số 2 là biếng ăn, điều gì mẹ nên làm đầu tiên?
  • Thứ nhất, hãy giữ bản thân luôn bình tĩnh và hiểu rõ điều gì cần giúp bé.
  • Thứ hai, kiên nhẫn và giải quyết từ từ.
Cả 2 điều này được các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ, Anh và Úc đưa lên hàng đầu khi đưa ra lời khuyên cho các mẹ. GS.BS. Gonzalez – chuyên gia hàng đầu về các vấn đề biếng ăn ở trẻ của đài BBC Health (Anh) chia sẻ: “Các mẹ thường không giữ được bình tĩnh quá 5 lần khi bị bé từ chối thức ăn, và mẹ càng stress hơn nữa. Nhưng những nghiên cứu lâm sàng cho thấy đa phần các bé phải từ chối ít nhất từ 10 -15 lần mới ăn tốt trở lại, như vậy mẹ đã thua bé về tính kiên nhẫn“.

 

Mẹ nên làm gì để giúp bé không còn biếng ăn?

  • Giữ đúng luật Mama
  • Các bé được khuyên cho ăn riêng từng thành phần. Ví dụ: cơm, tôm, trái cây, rau để riêng mà đút cho bé ăn, chứ không trộn chung. Bữa ăn nên tập trung dạng cao năng lượng, chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Lượng ăn mỗi bữa là tùy bé quyết định.
Lưu ý: Ba mẹ phải luôn ở bên bé, không để bé ngồi ăn 1 mình, rất nguy hiểm vì bé dễ bị hóc.

 

biếng ăn ở trẻ
Khuyến khích bé chơi với thức ăn để tạo cảm giác an toàn và kích thích khả năng ăn uống chủ động ở trẻ
  • Nếu bé ăn theo BLW (phương pháp ăn dặm tự chỉ huy) thì nên cho 1 lượng rất ít trên dĩa. Nếu bé chỉ chơi không ăn, thì lấy 1 ít thức ăn để ra khỏi đĩa. Sau đó để trên bàn để gây chú ý cho bé. Thực đơn nên gồm thức ăn mà bé dễ cầm, dễ gặm và cắn. Điều này sẽ kích thích kĩ năng ăn của bé.
  • Không tăng cữ sữa để thay thế bữa bé không ăn. Giữ đúng lượng sữa cơ bản cho 2 ngày (đối với bé bú sữa công thức). Đối với bé bú mẹ, nên duy trì cho bé bú mẹ theo đúng nhu cầu. Vì khi biếng ăn, bé thường chỉ chịu bú mẹ mà thôi. Đây cũng là thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất.
  • Không cho bé ăn ngay khi vừa chơi và vận động quá mệt, hoặc quá đói.
Kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa để bố mẹ đối phó với tình trạng biếng ăn ở trẻ. Đừng mong đợi kết quả sẽ đến sau 1-2 ngày. Việc khắc phục được tình trạng này là 1 quá trình, có thể mất từ 1 đến vài tuần.

 

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (ĐH Worcester-Anh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục