Top 10 thực phẩm giúp tăng chất xám cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ

chứng bẹp đầu ở trẻ

Bạn có biết não của thai nhi bắt đầu hình thành chỉ 3 tuần sau khi thụ thai và những thực phẩm mẹ ăn mỗi ngày sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bộ phận này. Vậy mẹ bầu cần ăn những gì để tăng chất xám cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ? Dưới đây là top 10 thực phẩm vàng theo chuyên gia của BiBo Mart, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Cá mòi – giàu DHA

Cá mòi là thực phẩm làm tăng chất xám cho thai nhi. Cá mòi nói riêng và những loại cá béo khác nói chung là nguồn thực phẩm giàu axit docosahexaenoic (DHA). Thực phẩm này rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Loại cá này cũng ít có khả năng bị nhiễm thủy ngân hơn so với các loại cá khác và cũng rất giàu vitamin D.
Mẹ cần bổ sung thế nào?
Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung từ 300-400gram cá mỗi tuần. Các mẹ hoàn toàn có thể chế biến thành các món rán, nướng, hấp để ngon miệng.

Đậu lăng – giàu sắt

Sắt cũng được liệt kê trong danh sách top thực phẩm tăng chất xám cho thai nhi. Sắt rất quan trọng trong thai kỳ. Bới vì sắt ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóa chất trong não và hình thành myelin, giúp não ghi nhớ tốt. Bổ sung không đủ sắt cho thai nhi có thể dẫn đến hệ thần kinh của bé bị suy yếu.
Mẹ cần bổ sung bao nhiêu sắt?
Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần 14,8mg sắt mỗi ngày trong thời gian đầu mang thai. Một khẩu phần ăn có đậu lăng chứa khoảng 6,6mg. Mẹ nên kết hợp đậu lăng với vitamin C, sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tối đa.
Top 10 thực phẩm giúp tăng chất xám cho thai nhi
Đậu lăng: Siêu thực phẩm giúp trái tim khỏe mạnh, bổ máu và dáng đẹp

Sữa chua – thực phẩm giàu iot

Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo rằng, thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng. Tất cả các loại sữa chua là thực phẩm hàng đầu giàu i-ốt, protein; giúp ngăn ngừa trẻ bị nhẹ cân từ trong bào thai.
Mẹ cần:
Bà bầu được khuyến khích nên hấp thụ đủ 140mcg i-ốt một ngày. Một hũ sữa chua 150g chứa khoảng 50-100mcg i-ốt. Thêm chút mật ong, các loại hạt trong bữa ăn hàng ngày là mẹ đã hấp thụ đủ lượng i-ốt cần rồi.

Rau bina – giàu folate

Thai nhi đòi hỏi được cung cấp lượng folate đầy đủ để sản xuất DNA mới và điều chỉnh sự trao đổi chất của tế bào. Và rau bina chính là một lựa chọn hoàn hảo. Loại rau này cũng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các mô não của thai nhi khỏi bị tổn thương.
Mẹ cần:
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung đủ 400mcg axit folic mỗi ngày, và đừng quên bổ sung rau bina trong các bữa ăn hàng tuần cùng với những thực phẩm giàu folate khác.

Trứng – giàu choline

Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, trứng cũng được coi là siêu thực phẩm giàu choline. Đây là chất rất cần thiết cho việc phát triển bộ nhớ và khả năng học hỏi, ghi nhớ của trẻ.
Mẹ cần:
Chuyên gia khuyên mẹ bầu cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày. Một quả trứng luộc chín chứa khoảng 113mg. Mẹ nên ăn trứng kèm rau bina, các loại hạt. Như vậy sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.
Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ thai nhi.
Trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt.

Các loại hạt – giàu selen

Sự thiếu hụt selen trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân… chính là nguồn thực phẩm dồi dào selen. Ngoài ra, chúng còn giàu chất béo không bão hòa đơn.
Mẹ cần:
Bà bầu cần bổ sung 60mcg selen mỗi ngày. Mẹ nên chế biến khẩu phần ăn gồm các loại hạt, chút giấm, tỏi, dầu ô liu, chanh… và trải đều trên bông cải xanh, sẽ rất hấp dẫn.

Đậu phộng – giàu vitamin E

Lạc là đồ ăn vặt tuyệt vời trong quá trình mang thai bởi thực phẩm này rất giàu protein, niacin, chất béo không bão hòa đơn và folate. Ngoài ra, đậu phộng còn giàu vitamin E, giúp hỗ trợ DHA, bảo vệ màng tế bào não. Lạc rang không muối tự nhiên sẽ giúp giữ lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời.
Mẹ cần: Bà bầu cần 3mg vitamin E mỗi ngày và đậu phộng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Hạt bí – giàu kẽm

Hạt bí là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, rất quan trọng trong việc xây dựng các cấu trúc tế bào não bộ cũng như kích hoạt các khu vực xử lý thông tin trong não. Kẽm tập trung ở lớp mỏng tiếp giáp với vỏ hạt bí nên mẹ cần bóc vỏ nhẹ nhàng.
Mẹ cần:
Bà bầu cần 7mg kẽm mỗi ngày trong thời gian mang thai để tốt nhất cho não thai nhi. Mẹ nên trộn hạt bí với các món salad sẽ dễ thưởng thức hơn.
Hạt bí là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm
Hạt bí là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, rất quan trọng trong việc xây dựng các cấu trúc tế bào não bộ.

Khoai lang – giàu beta-carotene

Beta-carotene khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A, rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của bé.
Mẹ cần:
700mcg beta-carotene mỗi ngày là đủ và chị em nên ăn đều đặn 1-2 củ khoai ngọt mỗi ngày. Khoai lang có màu cam là chứa nhiều beta-carotene nhất.

Quả bơ – giàu axit béo không bão hòa đơn

Axit béo không bão hòa đơn chiếm khoảng 60% trong sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong quả bơ có chứa lượng axit oleic giúp hình thành và duy trì myelin, một lớp phủ bảo vệ quanh dây thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương.
Mẹ cần:
Thai phụ cần 25-35% lượng calo hàng ngày có chứa chất béo không bão hòa đơn. Một ly sinh tố bơ hoặc trộn bơ vào các món salad hàng ngày là một sự lựa chọn vô cùng lý tưởng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục