Ghế ăn dặm là một công cụ hỗ trợ mẹ trong quá trình tập cho bé ăn uống. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu sản phẩm này có thật sự hữu dụng không? Có những tiêu chí nào khi tìm mua ghế ăn cho bé. Trong bài viết sau, chuyên gia Bibo Care sẽ lý giải có nên mua ghế ăn dặm cho bé hay không, mời mẹ đón đọc nhé!
1. Có những loại ghế ăn dặm nào?
1.1. Loại ghế gấp gọn (ghế chân thấp)
Ưu điểm:
- Loại ghế này rất nhẹ do hầu hết các chi tiết đều bằng nhựa
- Ghế có thể gấp gọn lại rồi cất đi mỗi lần cho bé ăn xong; rất tiện lợi khi đi chơi xa.
- Phần khay ăn có thể tháo rời để dễ dàng cọ rửa.
- Kiểu dáng chân ghế thấp sẽ dễ dàng đặt bé ở nhiều vị trí khác nhau khi ăn; giúp tận dụng không gian nếu nhà ở quá nhỏ.
- Ghế không quá đắt.
Nhược điểm:
- Ghế chân thấp có thước hơi nhỏ; với những bé nhanh tăng cân sẽ không tận dụng được lâu dài.
- Một số loại ghế làm bé dễ bị lật hoặc mỏi người khi ngồi lâu.
- Chất lượng bằng nhựa nên hơi ọp ẹp, không tạo độ chắc chắn khi bé ngồi.
1.2. Ghế chân cao bằng nhựa
Ưu điểm:
- Ghế chân cao có phần ghế ngồi được làm từ nhựa; gắn cố định với phần chân nhôm, rất chắc chắn và rộng rãi.
- Bé có cân nặng từ 17-18kg vẫn có thể ngồi được mà không sợ chật.
- Khay ăn có thể điều chỉnh được độ cao thấp cho phù hợp với em bé.
Nhược điểm:
- Ghế khá nặng và cồng kềnh; không thể mang đi ra ngoài được.
- Đối với những em bé còn quá nhỏ thì sẽ khó có thể ngồi ăn được.
- Giá thành tương đối cao.
1.3. Ghế ăn dặm bằng gỗ
Ưu điểm:
- Loại ghế thường rất an toàn do độ chắc chắn cao, bé sẽ ít bị đổ ngã.
- Ghế còn có 3-4 mức độ điều chỉnh cao thấp khác nhau; thuận tiện cho việc bé ngồi ăn chung cùng gia đình.
Nhược điểm:
- Loại ghế chân bằng gỗ thường rất nặng; cồng kềnh nên chỉ có thể sắp xếp cố định ở một vài vị trí.
- Khó vệ sinh vì các bộ phận đã được đóng liền với nhau bằng ốc vít.
- Đôi khi có những chỗ nứt, xước, có thể cứa làm xước da bé.
1.4. Ghế ăn có chế độ rung
Ưu điểm:
- Ghế được thiết kế đa năng như có thể nghe được nhạc; trang trí bắt mắt, khơi gợi thích thú cho bé
- Có thể điều chỉnh độ ngả của lưng ghế; giúp con dần quen với việc ăn ngồi.
- Chất liệu nhựa cao cấp cùng khung nhôm tạo cảm giác chắc chắn; có cả đệm lót dưới lưng và mông bé.
Nhược điểm:
- Ghế nhỏ, thích hợp hơn với các bé mới tập ăn, khó tận dụng khi bé lớn.
- Vệ sinh khó khăn, nhất là ở tấm đệm cho bé nằm.
- Không có chỗ gắn khay ăn cho bé.
2. Kinh nghiệm khi lựa chọn ghế ăn cho bé.
- Mẹ nên chọn một chiếc ghế ăn dặm mà dễ làm sạch để thuận tiện cho việc lau chùi, và phải chắc chắn để bé có thể dùng được trong thời gian dài (lớn hơn đều vẫn có thể dùng được).
- Bạn cần chú ý đến khả năng điều chỉnh độ cao thấp của chiếc ghế ăn dặm và phải có các đai an toàn để phù hợp với vị trí của bé.
- Trong trường hợp một số bà mẹ mua ghế ăn dặm là hãng cũ, hàng thanh lý thì cần phải xem xét kỹ từ chỗ ngồi đến dây đai, khay ăn. Đặc biệt chú ý quan sát kỹ ghế ngồi đó có các chỗ nứt nào không để tránh cứa vào da bé.
- Chiếc ghế ăn dặm cho bé cần phải phù hợp với không gian của gia đình. Nếu phòng nhỏ thì mẹ nên chọn các loại ghế vừa tầm, có thể tháo lắp hay gập gọn dễ dàng để tiết kiệm không gian. Nếu phòng ăn lớn hơn, mẹ có thể mua các loại ghế cao, rộng rãi để bé ngồi thoải mái cùng ăn với cả gia đình.
Với những gợi ý mà Bibo Mart đã chia sẻ ở trên, hy vọng mẹ đã được giải đáp có nên mua ghế ăn dặm cho bé hay không; đồng thời sẽ chọn được chiếc ghế ăn dặm cho bé thật sự phù hợp. Chúc các chị em sẽ chọn được sản phẩm ưng ý nhất cho bé yêu!
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care