Bảng theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần

Bảng theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần

Làm mẹ chắc hẳn ai cũng vậy, mẹ sẽ chẳng bao giờ hết lo lắng – nhất là với con. Nhưng mẹ đừng nên lo lắng quá nhé, vì sẽ ảnh hưởng nhiều tới thai nhi đó ạ. Để an tâm hơn, mẹ hãy kiểm tra theo bảng theo dõi cân nặng của thai nhi dưới đây nhé !

Thời gian mang thai là khoảng thời gian mà mẹ thấy hồi hộp và mong chờ nhất. Mẹ chỉ biết rằng, mỗi ngày mẹ cảm thấy thật hạnh phúc vì trong bụng mẹ đang có một thiên thần nhỏ đang lớn lên. Nhưng thật khó để biết con đã lớn như thế nào, chiều cao, cân nặng của con ra sao. May thay, mẹ mang thai con vào cái thời khi công nghệ đã ngày một phát triển hơn, mẹ có thể biết được cậu nhóc trong bụng mẹ vô cùng tinh nghịch, mẹ biết được con đã được bao nhiêu cân. 

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi

1. Mức tăng cân trung bình của mẹ khi mang thai

Mức tăng cân trung bình của bà mẹ khi mang thai:

                                                           BMI = Trọng lượng/chiều cao2   (BMI là chỉ số khối của cơ thể)

*Đối với các mẹ có chiều cao và cân nặng trung bình trước khi mang thai thì cân nặng trong cả thai kỳ nên tăng từ 9 – 12kg. Cân nặng tăng theo các giai đoạn:

  • Trong 3 tháng đầu: 1.5 – 2kg/tháng
  • Trong 3 tháng giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.

*Nếu mẹ mang thai đôi, cân nặng có thể tăng từ 16 – 20kg trong cả thời gian thai kỳ.

*Một số mẹ bầu thiếu cân, trong 3 tháng đầu tăng 2.5kg và các tuần sau đó, mỗi tuần tăng 500 – 600g

*Một số mẹ bầu thừa cân, trong 3 tháng đầu tăng 1 kg và các tuần sau đó, mỗi tuần chỉ nên tăng 200 – 300g.

Dựa vào các chỉ số trên, mẹ cần có chế độ chăm sóc hợp lý để tốt cho cả mẹ và thai nhi, không tăng cân quá nhiều hay quá ít.

2. Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi

Đối với việc chăm sóc thai kỳ thì theo dõi cân nặng thai nhi là điều cực kỳ quan trọng. Việc theo dõi cân nặng đóng vai trò quan trọng đảm bảo sức khỏe và phát triển của cả mẹ và thai nhi.

Chăm sóc thai kỳ thì theo dõi cân nặng thai nhi
Chăm sóc thai kỳ thì theo dõi cân nặng thai nhi
  • Theo dõi sức khỏe của thai nhi: Cân nặng của thai nhi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và phát triển của bé. Thông qua các chỉ số xác định được thì bác sĩ có thể biết được thai nhi có phát triển tốt không và có các vấn đề sức khỏe nào khác không.
  • Phát hiện sớm các vấn đề trong quá trình phát triển: Bằng cách theo dõi cân nặng, các vấn đề về phát triển như suy thai hoặc các vấn đề dinh dưỡng có thể được phát hiện sớm. Từ đó bác sĩ can thiệp kịp thời để giúp giải quyết vấn đề.
  • Theo dõi dinh dưỡng của mẹ: Cân nặng thai nhi cũng có thể phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ. Nếu cân nặng thai nhi tăng quá ít, mẹ có thể đang thiếu dưỡng chất hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác, từ đó đưa ra cách khắc phục hợp lý.
  • Quyết định phương pháp sinh sản cuối thai kỳ: Việc theo dõi cân nặng thai nhi cũng sẽ là yếu tố để bác sĩ có thể đưa ra quyết định về phương pháp sinh sản. Chẳng hạn nếu thai quá nặng cân sẽ phải sinh mổ, hay gặp các vấn đề về sự phát triển của trẻ sẽ phải thực hiện mổ sớm lấy thai…
  • Tạo sự an tâm cho bậc cha mẹ: theo dõi cân nặng của thai nhi tạo thêm niềm tin và an tâm cho bậc cha mẹ. Ba mẹ biết sức khỏe và phát triển của thai nhi được theo dõi và chăm sóc một cách cẩn thận.

Dưới đây là bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần thứ 8 – tuần thứ 40

Tuổi thai(tuần)

Chiều dài

Cân nặng

Tuần thứ 8

1,6 cm

1 gam

Tuần thứ 9

2,3 cm

2 gam

Tuần thứ 10

3,1 cm

4 gam

Tuần thứ 11

4,1 cm

7 gam

Tuần thứ 12

5,4 cm

14 gam

Tuần thứ 13

7,4 cm

23 gam

Tuần thứ 14

8,7 cm

43 gam

Tuần thứ 15

10,1 cm

70 gam

Tuần thứ 16

11,6 cm

100 gam

Tuần thứ 17

13,0 cm

140 gam

Tuần thứ 18

14,2 cm

190 gam

Tuần thứ 19

15,3 cm

240 gam

Tuần thứ 20

16,4 cm

300 gam

Tuần thứ 21

25,6 cm

360 gam

Tuần thứ 22

27,8 cm

430 gam

Tuần thứ 23

28,9 cm

501 gam

Tuần thứ 24

30,0 cm

600 gam

Tuần thứ 25

34,6 cm

660 gam

Tuần thứ 26

35,6 cm

760 gam

Tuần thứ 27

36,6 cm

875 gam

Tuần thứ 28

37,6 cm

1005 gam

Tuần thứ 29

38,6 cm

1153 gam

Tuần thứ 30

39,9 cm

1319 gam

Tuần thứ 31

41,1 cm

1502 gam

Tuần thứ 32

42,4 cm

1702 gam

Tuần thứ 33

43,7 cm

1918 gam

Tuần thứ 34

45,0 cm

2146 gam

Tuần thứ 35

46,2 cm

2383 gam

Tuần thứ 36

47,4 cm

2622 gam

Tuần thứ 37

48,6 cm

2859gam

Tuần thứ 38

49,8 cm

3083 gam

Tuần thứ 39

50,7 cm

3288 gam

Tuần thứ 40

51,2 cm

3462 gam

3. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
  • Cần kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Trong giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg. Tuy nhiên, nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
  • Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Những lưu ý cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng
Những lưu ý cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng

Nhu cầu về dinh dưỡng cũng như năng lượng trong quá trình mang thai của người mẹ sẽ có những đòi hỏi cao hơn so với bình thường. Bởi không chỉ cần thiết đối với các hoạt động của cơ thể mà cần thiết cho những thay đổi về tâm sinh lý của mẹ và đối với sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, một chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp cho mẹ mà cả thai nhi có một sức khỏe tốt.

Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung 2 – 3 bữa phụ bên cạnh 3 bữa chính để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể một cách tốt nhất. Đặc biệt, mẹ bầu không được bỏ bữa.

Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ cũng cần phải bổ sung đầy đủ các hoạt chất quan trọng ở thời gian thai kỳ: Vitamin, Sắt, Kẽm, Axit Folic, Canxi…

DHA có từ tôm, trứng, cá hồi khi mẹ ăn vào sẽ giúp phát triển trí não cho trẻ hoặc có trong các loại thuốc DHA

>> Xem thêm: Những món ăn tốt cho bà bầu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục