Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 7 tháng tuổi. Để giảm đau mọc răng cho bé, cha mẹ hãy tham khảo những hướng dẫn sau nhé!
Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé vào tuổi 2-3. Đến thời điểm này, tất cả 20 chiếc “răng sữa” của bé sẽ đều xuất hiện.
Dấu hiệu mọc răng của bé: chảy dãi; cằm và quanh miệng nổi ban; thích cắn; bị ho; dễ cáu kỉnh; không thích bú; bị tiêu chảy; bị sốt; nổi cục ở lợi… Mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu của con để có biện pháp giúp con giảm đau hiệu quả.
Để giảm đau cho bé khi mọc răng, cha mẹ hãy tham khảo một số cách sau:
1. Nhai, cắn tự nhiên
Khi trẻ mọc răng, chúng thường muốn nhai hoặc cắn vào bất cứ vật gì trong tầm tay như đồ chơi, mền, quần áo… Cách tốt nhất để đối phó với trường hợp này là không nên ngăn cản trẻ nhai, cắn vì điều này sẽ giúp trẻ bớt đau hơn.
Nếu bạn không muốn trẻ cắn vào những đồ vật mất vệ sinh hoặc cắn vào chính bạn, bạn có thể dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải ẩm và lạnh. Khăn lạnh sẽ làm tê nướu, giúp trẻ bớt đau.
>> Ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm gặm nướu cho con TẠI ĐÂY
2. Massage nướu
Không gì có tác dụng giảm đau tốt hơn việc massage. Hơn nữa, massage nướu còn khiến trẻ dễ chịu, thư giãn nên trẻ sẽ bớt quấy khóc.
Bạn có thể dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa nhẹ phần nướu nơi răng sắp mọc khoảng 2 phút nhưng cần chú ý giữ tay sạch sẽ tuyệt đối trước khi thực hiện.
3. Nhai bánh quy
Ít ai ngờ rằng, một chiếc bánh quy có thể khiến cho trẻ bớt đau khi mọc răng. Tuy nhiên, nên chọn loại bánh làm từ bột sắn dây vì loại bánh này có tác dụng giảm đau cho trẻ khi mọc răng và tốt cho dạ dày.
4. Vệ sinh nướu
Khi răng bắt đầu mọc là lúc nướu của trẻ cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn vì vậy việc làm vệ sinh nướu rất quan trọng. Cần sử dụng khăn ướt và sạch để làm vệ sinh nướu. Và khi răng mọc xong, bạn nên dùng bàn chải dành riêng cho em bé để vệ sinh răng.
5. Tắm nước ấm
Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng massage cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của bé và giúp bé phần nào quên đi cơn đau.
6. Ngậm núm ti lạnh
Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy cho núm ti giả vào tủ lạnh một lúc rồi để bé nghịch với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu.
7. Sử dụng thuốc giảm đau
Khi tất cả các cách trên không mà giúp trẻ giảm đau, bé vẫn luôn mệt mỏi khó chịu, đôi khi phát sốt vì những chiếc rằng thì mẹ nên nghĩ đến việc dùng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, không nên cho con sử dụng thuốc bừa bãi hoặc chỉ dựa trên kinh nghiệm mà không chắc chắn.
8. Phân tán sự chú ý
Mẹ cũng có thể giúp bé quên đi cơn đau bằng cách phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút bé bằng những trò chơi thú vị, nói những lời ngọt ngào với trẻ, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là những cách hay để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.
Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé.