Nhiều gia đình nuôi con theo kiểu truyền thống; nên khi bé ăn dặm, ông bà, cha mẹ cũng hình thành cho bé cả thói quen ăn rong. Bé được bồng bế trên tay, mẹ phải đi đi lại lại mới đút cho con được một thìa cháo. Về lâu dài, những thói quen ăn uống xấu dần được hình thành. Vậy cho trẻ ăn rong có tác hại gì? Làm thế nào để tạo thói quen ăn uống tốt cho bé? Mời mẹ đọc ngay bài viết dưới đây của chuyên gia Bibo Care!
1. Hậu quả của việc cho trẻ ăn rong
Ngay từ khi bé còn nhỏ, nhiều gia đình cho trẻ đi rong để đút ăn mỗi lần trẻ không chịu ăn. Bé vừa ăn vừa chơi; người lớn thì đi theo cho con/cháu, lâu lâu mới đút được 1 miếng. Bữa ăn cứ thế kéo dài cả tiếng đồng hồ, kèm theo là rất nhiều nguy cơ gây hại như:
- Khi cho trẻ đi ăn rong, tức là chúng ta dùng các ngoại cảnh bên ngoài để bé không tập trung vào bữa ăn; sau đó nhét cho trẻ ăn một cách thụ động. Khi ăn thụ động thì não bộ không chỉ huy hệ tiêu hóa hoạt động chủ động; các men tiêu hóa tiết ra và dạ dày co bóp một cách miễn cưỡng. Điều này dẫn đến hiện tượng không hấp thu được hết chất dinh dưỡng; cũng không tiêu hóa được hết thực phẩm, cuối cùng làm hại cho hệ tiêu hóa.
- Chưa kể, đưa trẻ đi ăn rong bên ngoài tạo điều kiện cho khói bụi, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào bát cháo của bé. Cháo nguội ngắt, tách nước lõng bõng; không còn giữ nguyên mùi vị tươi ngon. Chất lượng của bát cháo không còn đảm bảo, khiến bé ngán và càng không chịu ăn.
- Chưa kể, bé vừa ăn vừa chơi có thể tiềm ẩn nguy cơ hóc nghẹn. Bởi bé mải chơi, quên nhai nuốt, dồn thức ăn trong miệng. Nếu chẳng may bé ngã hay chạy nhảy quá khích thì thức ăn sẽ rơi vào đường thở, gây nghẹt khí quản.
2. Lý do các gia đình hay cho trẻ ăn rong
Vì ông bà, bố mẹ không có đủ kiến thức về cách thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho con. Người lớn thường nghĩ tr
3. Phương pháp loại bỏ tình trạng “ăn rong” ở trẻ nhỏ
1. Xác định vấn đề của con có phải là đòi đi ăn rong mới ăn hay không?
2. Nếu đúng, thì đến bữa ăn, con đòi đi ăn rong chúng ta không đáp ứng, con sẽ không ăn, không sao cả, ta tôn trọng con.
3. Cắt hoàn toàn bữa phụ, sữa, đồ ăn vặt,… Chỉ cho con ăn các bữa chính.
4. Đến bữa chính tiếp theo, ta lại cho con ăn và tất nhiên là không đi ăn rong. Có thể con sẽ tiếp tục không ăn, mẹ không ép con.
5. Đến tối trước khi đi ngủ, ta xem con có dấu hiệu đói lả không, nếu có thì có thể cho con uống hộp sữa, nếu không thì không sao cả. Cứ kệ con.
6. Không đứa trẻ nào tự bỏ đói mình quá 48h, sau đó sẽ đói ngấu nghiến đòi ăn. Đến bữa chính dọn ra cho ăn, nếu con ăn chỉ được 1 ít lại sẽ bắt đầu mè nheo thì ngừng cho bé ăn ngay.
7. Lặp lại quy trình này cho tới khi bé hình thành được thói quen ăn uống tại một chỗ.
Lưu ý: Để sửa thói quen này cho con, bố mẹ cần kiên trì ít nhất 3 – 4 tuần sẽ có kết quả. Sau khi lượng ăn và thói quen ăn uống của con tốt dần lên thì bổ sung dần lại các bữa phụ con.
4. Nguyên tắc để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho con
Cha mẹ cần nghiêm túc làm theo một số nguyên tắc sau để có thể định hướng thói quen tốt cho bé khi ăn uống:
- Người lớn phải thiết lập thói quen cho trẻ ngồi vào ghế ăn khi đến bữa ăn; tuyệt đối không đi ăn rong ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.
- Thống nhất được trong gia đình về phương pháp rèn lại thói quen ăn uống cho con. Nếu mẹ quyết không cho con đi ăn rong mà ông bà vừa thấy cháu đói đã đưa ngay cho cái bánh với hộp sữa thì con không được đói, và sẽ không bao giờ sửa được thói quen đòi đi ăn rong.
- Mẹ phải thương con ĐÚNG CÁCH, VỮNG TIN VÀ KIÊN TRÌ. Không nên quyết tâm cho con đói để rèn thói quen ăn uống vào buổi sáng; mà đến chiều thấy con đói lả thì thương quá; lại cho bé ăn vặt lại. Điều này sẽ khiến bé hình thành thêm cả tính mè nheo; cố tình nhịn ăn để được chiều.
- Các mẹ cần phải kiên trì để con được đói thật sự vài hôm, sau đó có thể ăn ít 1 thời gian, chấp nhận có thể sẽ sụt cân, nhưng sau 3-4 tuần thì thói quen ăn uống tốt hẳn lên và bắt đầu ăn trở lại.
Theo Tri thức trẻ