Siêu âm thai tuần 22: cột mốc quan trọng mẹ bầu đừng bỏ qua

Siêu âm thai giúp mẹ và bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi suốt thai kỳ. Trong 9 tháng 10 ngày này sẽ có những cột mốc siêu âm cực kỳ quan trọng và thai 22 tuần là một trong những thời điểm đó. Vậy siêu âm thai tuần 22 cho mẹ biết những thông tin gì? Cùng chuyên gia BiBo Care đi tìm hiểu ngay nhé!

Sự phát triển của thai 22 tuần tuổi

Bước vào tuần thứ 22, thai nhi nặng khoảng 430gr và đạt chiều dài khoảng 27cm. Các cơ quan nội tạng, não bộ hay khuôn mặt cũng bắt đầu phát triển.
Cụ thể, trên bề mặt não xuất hiện các nếp nhăn đầu tiên. Các cơ quan cảm giác như thính giác, thị giác, vị giác phát triển đáng kể.
Gan của thai nhi bắt đầu sản sinh ra các enzyme cần thiết. Mục đích là phá vỡ bilirubin – một trong những chất thải của tế bào hồng cầu. Hơn nữa, tuyến tụy của thai nhi cũng đang phát triển.
Siêu âm thai tuần 22
Tại sao mẹ phải siêu âm thai tuần 22
Không chỉ các cơ quan nội tạng và não bộ mà mí mắt, lông mày của thai nhi cũng được hình thành trong tuần này. Tóc vẫn tiếp tục mọc như bình thường. Mắt, mũi, má, miệng cũng khác hơn so với những tuần trước.
Chính vì trong giai đoạn này, hình hài của thai nhi đã phát triển đầy đủ và ngay cả não bộ, cơ quan nội tạng cũng có sự phân chia rõ rệt. Do đó, siêu âm ở giai đoạn này, đặc biệt là siêu âm 3D, 4D thì bạn có thể nhìn thấy khá rõ con yêu của mình. Không chỉ vậy, siêu âm 3D, 4D ở tuần thứ 22 còn giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai và các hình thái bất thường của thai nhi như sứt môi, hở hàm, dị tật,…

Siêu âm ở tuần 22, bác sĩ kiểm tra những gì?

Khi được 22 tuần tuổi, bạn có thể biết được giới tính của thai nhi qua siêu âm. Siêu âm 22 tuần tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra:

Chiều dài cơ thể

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo chiều dài và kiểm tra xem tứ chi của thai nhi có đủ 5 ngón hay không.

Chu vi vòng đầu

Tiếp theo là đo chiều dài của đầu, đường kính hộp sọ. Bác sĩ sẽ kiểm tra có điều gì bất thường không. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đánh giá lượng chất lỏng trong não và hình dạng của tiểu não nằm ở phía sau não bộ.

Kiểm tra khuôn mặt

Tùy theo vị trí nằm của bé mà bác sĩ có phát hiện ra dị tật gì trên mặt bé hay không. Một số dị tật ở mặt như sứt môi, hở hàm… Tuy nhiên, rất hiếm khi các bác sĩ phát hiện ra kẽ nứt ở vòm miệng của thai nhi trong giai đoạn này.

Kiểm tra tim

Khi kiểm tra cơ quan này, bác sĩ sẽ xác định xem liệu tim có đủ 4 ngăn hay không ? Có nhìn thấy các động mách không ? Tim và dạ dày có đúng vị trí hay tim có hoạt động bình thường hay không? Tất cả sẽ được bác sĩ chuẩn đoán theo các kết quả siêu âm.

Kiểm tra xương sống

Xương sống của bé được đo theo chiều dài và tiết diện của cột sống. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng kiểm tra liệu các đột xương sống có đủ hay không. Chúng đã được sắp xếp thẳng hàng và có da bao phủ phía sau hay chưa?

Kiểm tra cơ quan nội tạng

Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem các cơ quan nội tạng của thai nhi như dạ dày, thận, bàng quang có hoạt động bình thường hay không.
Bên cạnh đó, khi siêu âm ở 22 tuần tuổi, bác sĩ cũng có thể phát hiện được sự bất thường của nước ối và bánh nhau.
Từ những kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ biết được thai nhi có bất thường gì nguy hiểm hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ có trách nhiệm báo cho mẹ biết để quyết định đình chỉ thai. Nếu không, các mẹ có thể yên tâm và hẹn bác sĩ tái khám lần sau.

Những lưu ý khi siêu âm thai ở tuần 22

Khi thai được 22 tuần tuổi. bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ siêu âm màu 3D, 4D, 5D. Bởi vì siêu âm đen trắng không hiển thị hết được những dị tật và những bất thường thai nhi thường gặp phải. Để việc siêu âm diễn ra thuận lợi thì mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau:

  • Mang theo kết quả siêu âm của lần khám trước đó
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, thuận tiện cho việc siêu âm
  • Trao đổi ngay với bác sĩ những bất thường về sức khỏe mà mẹ đang gặp phải

Siêu âm thai ở tuần thứ 22 cũng không mất nhiều thời gian, thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 phút hoặc lâu hơn nếu em bé nằm ở tư thế khó, cử động quá nhiều hoặc người mẹ bị béo phì, thừa cân, có lớp mỡ dày ở thành bụng cản trở sóng siêu âm đi qua.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 22

Những hiện tượng như đầy hơi, ợ nóng, phù nề, táo bón, chóng mặt, chuột rút… ở thời điểm này là khó tránh khỏi. Lý do là bởi thai nhi phát triển lớn hơn gây chèn ép xuống vùng bụng và chi dưới. Để khắc phục điều này. mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống, chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Hãy uống thật nhiều nước, nằm nghiêng sang bên trái, massage chân nhẹ nhàng vào mỗi tối.

 

 

Siêu âm thai tuần 22
Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 22

 

 

Ngoài ra mẹ cũng cố gắng vận động bất cứ khi nào có thể. Những bộ môn thích hợp với mẹ bầu ở thời điểm này là yoga, thiền, đi bộ, đạp xe. Bước sang tuần thứ 22 mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn hoặc tham gia lớp tiền sản, các khóa học làm mẹ để chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi chào đón con yêu.

 

 

Chặng đường 9 tháng 10 ngày tràn ngập niềm vui nhưng cũng không ít âu lo. Do đó để đảm bảo con yêu phát triển tốt nhất, chào đời an toàn mẹ nên tìm hiểu những kiến thức thai kỳ cơ bản. Đặc biệt đừng quên thăm khám, siêu âm xét nghiệm ở những mốc thai quan trọng mẹ nhé. BiBo Mart chúc các mẹ sớm “mẹ tròn con vuông”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *